Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 12/05/2014

Những năm qua với mô hình mẫu 2B bắp – bò phát triển hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn, huyện Chợ Mới (An Giang) đã xác định chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, do vậy trong năm 2013 Sở khoa học và công nghệ tỉnh, đã chọn huyện Chợ Mới là mô hình điểm triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, mô hình đã đem lại những tín hiệu phấn khởi đối với người dân trực tiếp tham gia dự án.

Dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh triển khai thí điểm tại huyện Chợ Mới từ tháng 6 năm 2013. Có 7 xã trên địa bàn huyện tham gia mô hình điểm là: Kiến An, An Thạnh Trung, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Long Điền A, Hội An và Mỹ An.

Hình thức gieo tinh bằng cách chọn giống bò địa phương phối với tinh nhân tạo nhập từ các nước như:Úc, Canada, Ý…sau đó cho ra thế hệ bò lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt…. Đến nay, toàn huyện đã gieo tinh được 14 con và tình hình phát triển rất tốt.

Theo đánh giá của ngành thú y huyện, tuy triển khai bước đầu, nhưng kết q ủa tỷ lệ gieo tinh đạt 60% là khá thành công. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục gieo tinh thêm 60 con. Đây sẽ là nguồn giống có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu chăn nuôi bò thịt và sinh sản hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới.

Huyện Chợ Mới có tổng đàn bò trên 21.000 con, trong những năm qua từ mô hình trồng bắp nuôi bò ở các xã như: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Điều này cho thấy, việc triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện chất lượng, năng suất đàn bò và hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời tạo ra giống bò mới đặc thù, không phải lệ thuộc giống bò ở Campuchia và Bến Tre như hiện nay.

Đây cũng nội dung của Nghị quyết 09 về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Tỉnh ủy, được Huyện ủy Chợ Mới đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.


Có thể bạn quan tâm

Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.

15/06/2015
Cần tiếp sức người nuôi bò Cần tiếp sức người nuôi bò

Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

15/06/2015
Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.

15/06/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng

Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

15/06/2015
Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

15/06/2015