Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 12/05/2014

Những năm qua với mô hình mẫu 2B bắp – bò phát triển hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn, huyện Chợ Mới (An Giang) đã xác định chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, do vậy trong năm 2013 Sở khoa học và công nghệ tỉnh, đã chọn huyện Chợ Mới là mô hình điểm triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, mô hình đã đem lại những tín hiệu phấn khởi đối với người dân trực tiếp tham gia dự án.

Dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh triển khai thí điểm tại huyện Chợ Mới từ tháng 6 năm 2013. Có 7 xã trên địa bàn huyện tham gia mô hình điểm là: Kiến An, An Thạnh Trung, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Long Điền A, Hội An và Mỹ An.

Hình thức gieo tinh bằng cách chọn giống bò địa phương phối với tinh nhân tạo nhập từ các nước như:Úc, Canada, Ý…sau đó cho ra thế hệ bò lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt…. Đến nay, toàn huyện đã gieo tinh được 14 con và tình hình phát triển rất tốt.

Theo đánh giá của ngành thú y huyện, tuy triển khai bước đầu, nhưng kết q ủa tỷ lệ gieo tinh đạt 60% là khá thành công. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục gieo tinh thêm 60 con. Đây sẽ là nguồn giống có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu chăn nuôi bò thịt và sinh sản hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới.

Huyện Chợ Mới có tổng đàn bò trên 21.000 con, trong những năm qua từ mô hình trồng bắp nuôi bò ở các xã như: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Điều này cho thấy, việc triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện chất lượng, năng suất đàn bò và hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời tạo ra giống bò mới đặc thù, không phải lệ thuộc giống bò ở Campuchia và Bến Tre như hiện nay.

Đây cũng nội dung của Nghị quyết 09 về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Tỉnh ủy, được Huyện ủy Chợ Mới đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.


Có thể bạn quan tâm

“Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây “Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

25/02/2015
Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

25/02/2015
Phú Yên Liên Kết Đưa Cá Ngừ Xuất Ngoại Phú Yên Liên Kết Đưa Cá Ngừ Xuất Ngoại

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

25/02/2015
Thú Nuôi “Quái Ngư” Thú Nuôi “Quái Ngư”

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

25/02/2015
Ông Già Thành Tỉ Phú Nhờ Nuôi Ba Ba Ông Già Thành Tỉ Phú Nhờ Nuôi Ba Ba

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

25/02/2015