Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Những năm qua với mô hình mẫu 2B bắp – bò phát triển hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn, huyện Chợ Mới (An Giang) đã xác định chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, do vậy trong năm 2013 Sở khoa học và công nghệ tỉnh, đã chọn huyện Chợ Mới là mô hình điểm triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, mô hình đã đem lại những tín hiệu phấn khởi đối với người dân trực tiếp tham gia dự án.
Dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh triển khai thí điểm tại huyện Chợ Mới từ tháng 6 năm 2013. Có 7 xã trên địa bàn huyện tham gia mô hình điểm là: Kiến An, An Thạnh Trung, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Long Điền A, Hội An và Mỹ An.
Hình thức gieo tinh bằng cách chọn giống bò địa phương phối với tinh nhân tạo nhập từ các nước như:Úc, Canada, Ý…sau đó cho ra thế hệ bò lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt…. Đến nay, toàn huyện đã gieo tinh được 14 con và tình hình phát triển rất tốt.
Theo đánh giá của ngành thú y huyện, tuy triển khai bước đầu, nhưng kết q ủa tỷ lệ gieo tinh đạt 60% là khá thành công. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục gieo tinh thêm 60 con. Đây sẽ là nguồn giống có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu chăn nuôi bò thịt và sinh sản hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới.
Huyện Chợ Mới có tổng đàn bò trên 21.000 con, trong những năm qua từ mô hình trồng bắp nuôi bò ở các xã như: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Điều này cho thấy, việc triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện chất lượng, năng suất đàn bò và hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời tạo ra giống bò mới đặc thù, không phải lệ thuộc giống bò ở Campuchia và Bến Tre như hiện nay.
Đây cũng nội dung của Nghị quyết 09 về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Tỉnh ủy, được Huyện ủy Chợ Mới đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.
Có thể bạn quan tâm

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

Nhiều người dù gắn bó với nông nghiệp vẫn không khỏi bất ngờ khi xem tận mắt, sờ tận tay những củ khoai tây vỏ đỏ, to nần nẫn chừng 3-7 lạng/củ đang được thu hoạch trên cánh đồng của HTX Cấp Tiến (Tiên Lãng, Hải Phòng). Anh Cao Văn Ngọ- chủ ruộng khoai bảo tôi: "Mới chỉ thu lúc khoai chưa xuống hết củ cho các bác tham quan thôi mà đã được trên 1 tấn/sào, nếu để tuần sau dỡ chắc chắn phải được thêm 1 tạ nữa".

Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP HCM vừa tìm thấy chất cấm Trifluralin trong một loại cá nước ngọt, bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Điều này cho thấy, chất cấm vẫn có thể tồn tại trong thủy sản.