Chợ Lách Được Xác Nhận Kỷ Lục Địa Phương SX Cây Ăn Quả Lớn Nhất Nước

Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các đặc sản nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Trưởng BTC cho biết ngày hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, được tổ chức hàng năm vào dịp tết Đoan Ngọ, nhằm giới thiệu đến du khách vẻ đẹp của Bến Tre nói chung, huyện Chợ Lách nói riêng.
Sản xuất cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng là một thế mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh và sẽ được ưu tiên khi triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng sản lượng trái cây của Bến Tre hiện đạt gần 120.000 tấn mỗi năm.
Hội chợ là hoạt động góp phần thúc đẩy cho ngành nông nghiệp tỉnh phát triển, với nhiều hoạt động như: Khu trưng bày tuyến đường hoa, cây cảnh; trưng bày kiểng bonsai; hội thi trái ngon, an toàn; đấu xảo sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi; hội thảo khoa học bàn về liên kết bốn nhà trong tiêu thụ trái cây tại ĐBSCL; hội thảo nâng cao chất lượng trái cây đặc sản Bến Tre…
Đặc biệt, huyện Chợ Lách, nơi diễn ra ngày hội đã được Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là nơi sản xuất giống cây ăn quả lớn nhất cả nước với hơn 18 triệu cây giống mỗi năm.
Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các loại nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.