Chợ Chiều Dưa Hấu

Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.
Mấy ngày qua, những ruộng dưa tại vùng đồng Bào Lùn thuộc xã Sùng Nhơn đã bắt đầu thu hoạch. Dưa hấu giống super Hoàn Châu cho năng suất khá, hình thức đẹp, dáng dài, ruột đỏ, vượt trội so với giống Phù Đổng mà dân hay sử dụng trước đây nên bình quân đạt 1,7 - 2 tấn dưa loại 1/sào, chưa tính đến sản lượng dưa xấu, hàng dạt.
Thế nhưng, với giá dưa loại 1 hiện tại từ 2.800 – 3.200 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí người trồng dưa chắc chắn bị lỗ. Sáng ngày 3/4, anh Tân đã thu hoạch ruộng dưa rộng 4 sào tại cánh đồng Bào Lùn. Đến trưa, khi thương lái giao tiền, anh nhẩm tính cứ 1 sào bị lỗ 3 triệu đồng. Quá nhiều chi phí. Từ mướn đất, cứ 1 triệu đồng/sào/vụ đến bón xịt phân thuốc, nhân công, tính ra mất khoảng 8 triệu đồng.
Ruộng dưa của anh cho năng suất 1,7 tấn dưa loại 1/sào, bán được 3.200 đồng/kg, anh mới thu được hơn 5 triệu đồng/sào. Còn cả đống dưa hàng dạt, giá vài trăm đồng/kg, tính ra chẳng bao nhiêu. Mất cứng 12 triệu đồng cùng bao công sức của mấy tháng trời chăm bẵm ruộng dưa nên anh Tân chẳng hăm hở như bao lần thu hoạch trước.
Nghe những người đã thu hoạch tính số tiền lỗ quá lớn khiến những ai chờ đến ngày thu hoạch dưa như ngồi trên lửa. Ông Tám, ở xã Mê Pu, sang mướn đất ở vùng đồng Bào Lùn trồng dưa, phải đến vài hôm nữa mới thu hoạch nhưng bây giờ biết chắc là sẽ lỗ.
Cái chính là ông không biết mức lỗ của ruộng dưa mình như thế nào, nhiều hay ít. Những gia đình cùng tình cảnh như ông đều đang rất hồi hộp lo giá dưa sẽ xuống tiếp, nhất là thông tin các xe dưa đang bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh, vì không kịp thông quan để xuất hàng qua Trung Quốc vẫn chưa giải quyết rốt ráo. Đây là lý do quyết định khiến giá dưa năm nay rớt thê thảm.
Dịp tết, giá dưa từ 8.000 - 11.000 đồng/kg mua tại ruộng, nhiều gia đình trúng mùa, trúng giá cho thu nhập cao, ăn tết vui vẻ. Qua tết, tưởng như mọi năm, nếu có hạ giá thì cũng chỉ vài ngàn đồng/kg, vì tiếp đó là mùa khô đến, nhu cầu thị trường cao, thế nhưng năm nay lại khác.
Từ mức giá trên, bây giờ dưa hấu được mua tại ruộng với giá từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Giá quá thấp, đã gây hụt hẫng không ít cho người trồng dưa, dù ai cũng ít nhiều quen với sự biến động giá cả cũng giống như việc luân chuyển các vùng đất trồng dưa ở đây mới có thể đạt năng suất cao.
Mùa này, huyện Đức Linh gieo trồng 140 ha dưa, rải ở các vùng đồng của các xã, thị trấn: Mê Pu, Sùng Nhơn, Võ Xu, Nam Chính… Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.
Có thể bạn quan tâm

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.

Theo kế hoạch, năm 2013, Cà Mau sẽ phấn đấu đạt 6.000 ha tôm nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù đã sắp hết vụ nuôi nhưng diện tích nuôi mới chỉ đạt hơn 5.000 ha. Đã vậy, nuôi tôm công nghiệp đang mất dần vị thế của con tôm sú vì lý do dịch bệnh, rủi ro cao.