Chính thức có huyện nông thôn mới

Sau hơn 4 năm xây dựng NTM Đan Phượng đã có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, hiện còn hai xã là Hồng Hà và Thọ Xuân đang hoàn tất hồ sơ trình thành phố phê duyệt xã đạt chuẩn NTM.
Theo đó, huyện đã xây dựng được 22km đường trục thôn, 136km đường ngõ xóm, 80km đường nội đồng với kinh phí khoảng 317,4 tỷ đồng;
Nhân dân đã đóng góp 413.722 ngày công và hiến 2.522m2 đất thổ cư, hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp; Chuyển đổi được hơn 951ha, trong đó 387ha cây ăn quả với giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người/năm (tăng 14,3 triệu đồng/người/năm so năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2% (năm 2010 là 12,2%), tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 94,1%...
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Hà Nội và huyện Đan Phượng tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổng kết các mô hình, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương kết quả huyện Đan Phượng đã đạt được, vinh dự là huyện đầu tiên của Thủ đô và là 1 trong 10 huyện tiêu biểu trên cả nước được công nhận huyện NTM.
Thành công của Đan Phượng là cơ sở, tiền đề để Thủ đô tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, chặng đường xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Nội cần phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác tổng kết, đánh giá kết quả Chương trình, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Đặc biệt là các mô hình sản xuất mới hiệu quả để nhân rộng ra cả nước…
Có thể bạn quan tâm

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Bayer Việt Nam vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình trình diễn giống lúa lai TEJ vàng sản xuất trong vụ Thu 2014 tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang.

Những ngày gần đây giá hành lá ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 24-8, thương lái ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… thu mua hành lá tại ruộng với giá 650.000- 700.000 đồng/tạ, cao gấp nhiều lần so thời điểm đầu năm 2014.