Chính thức có huyện nông thôn mới

Sau hơn 4 năm xây dựng NTM Đan Phượng đã có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, hiện còn hai xã là Hồng Hà và Thọ Xuân đang hoàn tất hồ sơ trình thành phố phê duyệt xã đạt chuẩn NTM.
Theo đó, huyện đã xây dựng được 22km đường trục thôn, 136km đường ngõ xóm, 80km đường nội đồng với kinh phí khoảng 317,4 tỷ đồng;
Nhân dân đã đóng góp 413.722 ngày công và hiến 2.522m2 đất thổ cư, hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp; Chuyển đổi được hơn 951ha, trong đó 387ha cây ăn quả với giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người/năm (tăng 14,3 triệu đồng/người/năm so năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2% (năm 2010 là 12,2%), tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 94,1%...
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Hà Nội và huyện Đan Phượng tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổng kết các mô hình, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương kết quả huyện Đan Phượng đã đạt được, vinh dự là huyện đầu tiên của Thủ đô và là 1 trong 10 huyện tiêu biểu trên cả nước được công nhận huyện NTM.
Thành công của Đan Phượng là cơ sở, tiền đề để Thủ đô tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, chặng đường xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Nội cần phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác tổng kết, đánh giá kết quả Chương trình, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Đặc biệt là các mô hình sản xuất mới hiệu quả để nhân rộng ra cả nước…
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.

Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…