Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững
Ngày đăng: 31/08/2015

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Ngãi đã xây dựng được mô hình tổ chức tín dụng từ huyện đến cơ sở, cùng với phương thức quản lý tín dụng hợp lý đã tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn học tập… góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương.

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng thực tế hộ vừa thoát nghèo kinh tế còn khá bấp bênh. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ – TTg quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Theo Quyết định này, đối tượng được cho vay là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là ba năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Quyết định này được ban hành giúp hộ mới thoát nghèo tiếp tục hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này thoát nghèo bền vững. Bà Chu Thị Quỳnh, thôn Tân Hòa, xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) vui mừng nói: “Gia đình vừa thoát nghèo được hơn 1 năm, nhưng các con đi học, đứa lớn thì chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp.

Gia đình phải vay mượn tiền của ngân hàng nông nghiệp cho các con ăn học. Khó chồng lên khó. Giờ nghe có chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo, vợ chồng sẽ làm thủ tục vay trả ngân hàng nông nghiệp để được hưởng lãi suất thấp, ổn định từ phía ngân hàng chính sách.

Ông Trần Duy Cường – Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những hộ vừa thoát nghèo rất cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Trước đây chưa có Quyết định hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này, chi nhánh đã tranh thủ tối đa nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để “tiếp sức” hộ cận nghèo. Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài chương trình, chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn ưu đãi sau khi thoát nghèo.

Giờ đây, Chính phủ đã có quyết định chính thức cho vay, nên ngay sau khi nhận công văn hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về cho vay đối với hộ vừa mới thoát nghèo, ngân hàng đã triển khai nhanh chóng nội dung quyết định, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các địa phương rà soát lập danh sách hộ vừa thoát nghèo để khi Quyết định có hiệu lực vào ngày 5.9 đến sẽ triển khai thực hiện ngay.


Có thể bạn quan tâm

Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

25/05/2017
Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

27/05/2017
Đổi đời nhờ có mô hình trồng dâu và giống mới Đổi đời nhờ có mô hình trồng dâu và giống mới

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

29/05/2017
Anh nông dân có biệt hiệu “Được cấy lúa” và thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm Anh nông dân có biệt hiệu “Được cấy lúa” và thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được

30/05/2017
Trồng cây tiền tỷ: Nghề trồng kiệu thu lãi 200-300 triệu đồng/ha Trồng cây tiền tỷ: Nghề trồng kiệu thu lãi 200-300 triệu đồng/ha

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi hơn 6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng kiệu, khoai lang...mà gia đình bà Trương Thị Bích Chi có lãi hơn 1tỷ đồng/năm

30/05/2017