Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững
Ngày đăng: 31/08/2015

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Ngãi đã xây dựng được mô hình tổ chức tín dụng từ huyện đến cơ sở, cùng với phương thức quản lý tín dụng hợp lý đã tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn học tập… góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương.

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng thực tế hộ vừa thoát nghèo kinh tế còn khá bấp bênh. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ – TTg quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Theo Quyết định này, đối tượng được cho vay là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là ba năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Quyết định này được ban hành giúp hộ mới thoát nghèo tiếp tục hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này thoát nghèo bền vững. Bà Chu Thị Quỳnh, thôn Tân Hòa, xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) vui mừng nói: “Gia đình vừa thoát nghèo được hơn 1 năm, nhưng các con đi học, đứa lớn thì chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp.

Gia đình phải vay mượn tiền của ngân hàng nông nghiệp cho các con ăn học. Khó chồng lên khó. Giờ nghe có chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo, vợ chồng sẽ làm thủ tục vay trả ngân hàng nông nghiệp để được hưởng lãi suất thấp, ổn định từ phía ngân hàng chính sách.

Ông Trần Duy Cường – Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những hộ vừa thoát nghèo rất cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Trước đây chưa có Quyết định hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này, chi nhánh đã tranh thủ tối đa nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để “tiếp sức” hộ cận nghèo. Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài chương trình, chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn ưu đãi sau khi thoát nghèo.

Giờ đây, Chính phủ đã có quyết định chính thức cho vay, nên ngay sau khi nhận công văn hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về cho vay đối với hộ vừa mới thoát nghèo, ngân hàng đã triển khai nhanh chóng nội dung quyết định, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các địa phương rà soát lập danh sách hộ vừa thoát nghèo để khi Quyết định có hiệu lực vào ngày 5.9 đến sẽ triển khai thực hiện ngay.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

18/08/2014
Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

18/08/2014
Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc! Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

18/08/2014
Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

18/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá Ao Hệ VAC Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Cá Ao Hệ VAC Mang Lại Hiệu Quả Cao

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

19/08/2014