Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững
Ngày đăng: 31/08/2015

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Ngãi đã xây dựng được mô hình tổ chức tín dụng từ huyện đến cơ sở, cùng với phương thức quản lý tín dụng hợp lý đã tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn học tập… góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương.

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng thực tế hộ vừa thoát nghèo kinh tế còn khá bấp bênh. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ – TTg quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Theo Quyết định này, đối tượng được cho vay là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là ba năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Quyết định này được ban hành giúp hộ mới thoát nghèo tiếp tục hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này thoát nghèo bền vững. Bà Chu Thị Quỳnh, thôn Tân Hòa, xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) vui mừng nói: “Gia đình vừa thoát nghèo được hơn 1 năm, nhưng các con đi học, đứa lớn thì chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp.

Gia đình phải vay mượn tiền của ngân hàng nông nghiệp cho các con ăn học. Khó chồng lên khó. Giờ nghe có chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo, vợ chồng sẽ làm thủ tục vay trả ngân hàng nông nghiệp để được hưởng lãi suất thấp, ổn định từ phía ngân hàng chính sách.

Ông Trần Duy Cường – Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những hộ vừa thoát nghèo rất cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Trước đây chưa có Quyết định hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này, chi nhánh đã tranh thủ tối đa nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để “tiếp sức” hộ cận nghèo. Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài chương trình, chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn ưu đãi sau khi thoát nghèo.

Giờ đây, Chính phủ đã có quyết định chính thức cho vay, nên ngay sau khi nhận công văn hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về cho vay đối với hộ vừa mới thoát nghèo, ngân hàng đã triển khai nhanh chóng nội dung quyết định, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các địa phương rà soát lập danh sách hộ vừa thoát nghèo để khi Quyết định có hiệu lực vào ngày 5.9 đến sẽ triển khai thực hiện ngay.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận Sản Xuất Thanh Long VietGAP Đạt Trên 99% Kế Hoạch Năm Bình Thuận Sản Xuất Thanh Long VietGAP Đạt Trên 99% Kế Hoạch Năm

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

18/07/2014
Tín Dụng Cho Nông Nghiệp Linh Hoạt Cấp Vốn Vay Tín Dụng Cho Nông Nghiệp Linh Hoạt Cấp Vốn Vay

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

18/07/2014
Huyện Đầm Dơi Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Bán Công Nghiệp Huyện Đầm Dơi Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Bán Công Nghiệp

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.

05/12/2014
Hàn Quốc Đánh Giá Cao Chất Lượng Trái Cây Đồng Nai Hàn Quốc Đánh Giá Cao Chất Lượng Trái Cây Đồng Nai

Hiện Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại trái cây, như: chôm chôm, măng cụt, mít, chuối… với sản lượng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước 6 ngàn tấn xoài; dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 10 ngàn tấn và mức tăng trung bình về sản lượng nhập khẩu loại trái cây này là 50%/năm.

18/07/2014
Người Chăn Nuôi Bò Sữa Gặp Khó Đầu Ra Người Chăn Nuôi Bò Sữa Gặp Khó Đầu Ra

Công ty sữa Vinamilk vừa ra thông báo sẽ không thu mua lượng sữa vượt quá so với sản lượng sữa tối đa được quy định tại hợp đồng hoặc sản lượng sữa tối đa khác đã được vinamilk chấp thuận lần gần nhất bằng văn bản. Vinamilk sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp, khi phát hiện bất kỳ hộ nào nhận sữa gửi của các đơn vị/hộ dân khác, nhà máy sẽ dừng thu mua và thông báo chấm dứt hợp đồng với hộ dân đã nhận giao sữa giúp này.

05/12/2014