Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Ngãi đã xây dựng được mô hình tổ chức tín dụng từ huyện đến cơ sở, cùng với phương thức quản lý tín dụng hợp lý đã tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn học tập… góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương.
Nhờ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo.
Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng thực tế hộ vừa thoát nghèo kinh tế còn khá bấp bênh. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ – TTg quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Theo Quyết định này, đối tượng được cho vay là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là ba năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.
Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.
Quyết định này được ban hành giúp hộ mới thoát nghèo tiếp tục hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này thoát nghèo bền vững. Bà Chu Thị Quỳnh, thôn Tân Hòa, xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) vui mừng nói: “Gia đình vừa thoát nghèo được hơn 1 năm, nhưng các con đi học, đứa lớn thì chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp.
Gia đình phải vay mượn tiền của ngân hàng nông nghiệp cho các con ăn học. Khó chồng lên khó. Giờ nghe có chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo, vợ chồng sẽ làm thủ tục vay trả ngân hàng nông nghiệp để được hưởng lãi suất thấp, ổn định từ phía ngân hàng chính sách.
Ông Trần Duy Cường – Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những hộ vừa thoát nghèo rất cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Trước đây chưa có Quyết định hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này, chi nhánh đã tranh thủ tối đa nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để “tiếp sức” hộ cận nghèo. Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài chương trình, chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn ưu đãi sau khi thoát nghèo.
Giờ đây, Chính phủ đã có quyết định chính thức cho vay, nên ngay sau khi nhận công văn hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về cho vay đối với hộ vừa mới thoát nghèo, ngân hàng đã triển khai nhanh chóng nội dung quyết định, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các địa phương rà soát lập danh sách hộ vừa thoát nghèo để khi Quyết định có hiệu lực vào ngày 5.9 đến sẽ triển khai thực hiện ngay.
Có thể bạn quan tâm

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, sau khi nhận được thông báo từ phía Mỹ cho phép NK vải và nhãn từ Việt Nam từ tháng 9/2014, Sở NN-PTNT Bắc Giang đã chủ động liên hệ với Cục BVTV nhằm phối hợp triển khai những công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Mỹ, mục tiêu là có lô hàng vải thiều XK sang Mỹ trong vụ vải 2015.

Anh Cương cho hay, trước khi đến với nuôi thỏ, anh làm đủ nghề để sống nhưng vẫn không khá lên được. Trong một lần tình cờ anh lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu.

Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.