Chính Phủ Hàn Quốc Sẽ Mua 370.000 Tấn Gạo Đưa Vào Dự Trữ

Theo kế hoạch công bố hồi tuần trước, Hàn Quốc sẽ áp thuế 513 % đối với gạo nhập khẩu từ năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.
Cũng theo bộ trên, khối lượng gạo dự kiến mua trong niên vụ mới vẫn không thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, việc thu mua gạo sẽ bắt đầu từ ngày 23/9 sau khi chính phủ lần đầu tiên công bố kế hoạch tự do hóa thị trường gạo của nước này.
Ngoài việc ngăn chặn nguồn gạo nhập khẩu giá rẻ, việc giữ giá lương thực sản xuất trong nước khỏi bị suy giảm từ lâu đã là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc để bảo vệ người nông dân.
Theo kế hoạch công bố hồi tuần trước, Hàn Quốc sẽ áp thuế 513 % đối với gạo nhập khẩu từ năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.