Chính Phủ Hàn Quốc Sẽ Mua 370.000 Tấn Gạo Đưa Vào Dự Trữ

Theo kế hoạch công bố hồi tuần trước, Hàn Quốc sẽ áp thuế 513 % đối với gạo nhập khẩu từ năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.
Cũng theo bộ trên, khối lượng gạo dự kiến mua trong niên vụ mới vẫn không thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, việc thu mua gạo sẽ bắt đầu từ ngày 23/9 sau khi chính phủ lần đầu tiên công bố kế hoạch tự do hóa thị trường gạo của nước này.
Ngoài việc ngăn chặn nguồn gạo nhập khẩu giá rẻ, việc giữ giá lương thực sản xuất trong nước khỏi bị suy giảm từ lâu đã là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc để bảo vệ người nông dân.
Theo kế hoạch công bố hồi tuần trước, Hàn Quốc sẽ áp thuế 513 % đối với gạo nhập khẩu từ năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Du nhập vào Việt Nam muộn (từ năm 2005), nhưng đến nay phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh ở 23 tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đang vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể duy trì nuôi như trước.

Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.