Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng
Ngày đăng: 10/06/2013

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Diêm mạch chịu được lạnh, hạn hán, có thể trồng được ở vùng cao nơi đất cằn cỗi, rất thích hợp cho các địa phương vùng cao phía Bắc ở Việt Nam.

Đây là loại cây trồng mới được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội liên kết với INIA chuẩn bị đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Bước đầu sẽ trồng thí điểm tại tỉnh Hà Giang, được cho là nơi cây diêm mạch có khả năng thích nghi cao.

Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Ivan Matus, điều phối viên quốc gia Chương trình tài nguyên gen của INIA, đã khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Hà Giang. Ông cho biết mục tiêu của dự án này là hỗ trợ kỹ thuật để trồng thử nghiệm hai giống diêm mạch của Chile. Trong trường hợp cho kết quả tốt, sẽ đưa vào trồng trên diện rộng tại các địa phương miền núi Việt Nam.

Diêm mạch được những người thổ dân sinh sống ở vùng núi Andes thuộc Bolivia, Peru, Chile... trồng từ cách đây 7.000 năm và coi là “hạt vàng” bởi giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và giá trị tâm linh của nó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy diêm mạch là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có đủ các axít amin cơ bản mà con người cần, giàu nguyên tố vi lượng cũng như các vitamin, nhưng không chứa gluten. Nó còn được đánh giá là một trong những lương thực cân bằng và đầy đủ nhất trên thế giới nên được Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) chọn làm đồ ăn cho các nhà phi hành vũ trụ.

Ngoài Việt Nam, INIA cũng có kế hoạch giúp Thái Lan phát triển diêm mạch.

Nhằm tôn vinh giá trị dinh dưỡng cũng như ghi nhận tiềm năng đóng góp của hạt diêm mạch trong bảo đảm an ninh lương thực trên thế giới, nơi vẫn còn khoảng 870 triệu người thiếu ăn, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2013 là Năm quốc tế hạt diêm mạch.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP

Hiện nay, phần lớn cà phê tại Gia Lai đều bán xô với giá không cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là phương thức sản xuất cà phê của nông dân chủ yếu ở các hộ riêng rẽ, chưa quản lý được chất lượng dẫn đến khó tiếp cận thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.

01/12/2015
Yên Thế được mùa gấc Yên Thế được mùa gấc

Dịp này, tại các xã: Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, Đồng Tâm, Tam Tiến, An Thượng, huyện Yên Thế (Bắc Giang), hầu như nhà nào cũng có giàn gấc sai trĩu quả. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe thấy bà con nói về vụ gấc năm nay.

01/12/2015
Thay đổi thói quen cho người trồng chè Thay đổi thói quen cho người trồng chè

Gắn bó với cây chè, một loại cây cho thu nhập ổn định trên đất Lâm Đồng, người nông dân đang tìm hướng thích ứng giữa việc nâng cao năng suất, chất lượng với bảo vệ môi trường.

01/12/2015
Thiếu vắng công nghệ, cơ giới tổn thất trong sản xuất còn cao Thiếu vắng công nghệ, cơ giới tổn thất trong sản xuất còn cao

Vì sao người nông dân vẫn chưa giàu lên trên chính mảnh ruộng của mình? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thất thoát trong khâu trước và sau thu hoạch, mà phần lớn nguyên nhân là do thiếu cơ giới, công nghệ trong sản xuất...

01/12/2015
Triển vọng từ cây hồng hoa Triển vọng từ cây hồng hoa

Từ một cây trồng vốn chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cây hồng hoa bỗng trở thành cây công nghiệp mang theo hy vọng xóa đói giảm nghèo cho vùng đất Ayun Pa (Gia Lai).

01/12/2015