Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chiêm ngưỡng gà quý thuần chủng đuôi dài cả mét giá nghìn đô

Chiêm ngưỡng gà quý thuần chủng đuôi dài cả mét giá nghìn đô
Ngày đăng: 21/09/2015

Xuất xứ từ thị xã Tân Châu, (An Giang), loài gà tre cảnh quý này được anh Nam đưa ra miền Bắc nhân nuôi và lai tạo thành công.

Hiện, anh Nam đang sở hữu trại gà quý, lên đến trên 300 con. Trong đó, có nhiều con được anh luyện trở thành hàng độc "có một không hai” ở Việt Nam với trị giá hàng chục triệu đồng.

Cận cảnh chú gà Tân Châu "độc" có đuôi dài gần 1m tại trại gà của anh Nam.

Để nuôi được chú gà hàng độc này, anh Nam đã phải chọn giống kỹ lưỡng và chăm sóc với chế độ đặc biệt trong hơn 2 năm qua.

Chân gà có các móng, vảy giống như chân rồng.

Đặc điểm dễ nhận biết của giống Tân Châu thuần chủng là gà mào trích.

Mặc dù những chú gà Tân Châu có lông, mã bình thường chỉ có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, nhưng chú gà quý này thuộc “hàng độc” bởi có mã lông đẹp, đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi gà ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc qua các năm nên rất được giá.

“Sau mỗi cuộc thi, có nhiều khách chơi muốn mua ngay gà của tôi với giá cao hơn 50 triệu đồng nhưng tôi cũng không muốn bán, vì đây là gà thuần chủng thuộc dòng quý, hiếm nhất hiện nay mà ở Việt Nam này khó mà có được, nên nó vô giá đối với tôi” - anh Nam bộc bạch. 

Anh Nam đang trao đổi với một khách “săn” gà đến từ Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Một chú gà lông điều quý cũng thuộc hàng độc, có giá khá cao - trên dưới 10 triệu đồng.

Để gà có lông đẹp, đuôi dài, mượt gần gũi với người, anh Nam phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa lông và vuốt ve chúng.

Một chú gà lông Nhạn trích (6 tháng tuổi) trị giá trên 5 triệu đồng.

Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.

Để thuận lợi cho việc sinh sản, anh Nam thường nhốt chung con mái với con trống để nhân giống. Nếu khách có nhu cầu, sẽ bán luôn theo cặp, tương ứng khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng/cặp.

Trứng gà Tân Châu sau khi đẻ được cho vào máy ấp…

…khi nở, con giống sẽ được đưa ra chuồng úm chăm sóc ngay.

Trung bình mỗi ngày, trại của anh Nam đón hàng chục lượt khách đến thăm quan, mua gà.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

29/06/2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013
Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng” Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng”

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

19/01/2013
Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

30/03/2013
Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

13/08/2013