Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chị Tòng Thị Thịnh Vượt Khó Làm Giàu

Chị Tòng Thị Thịnh Vượt Khó Làm Giàu
Ngày đăng: 03/02/2015

Từng là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản Chả B, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, song nhờ quyết tâm vượt qua khó khăn, chịu khó chăn nuôi phát triển sản xuất, gia đình chị Tòng Thị Thịnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập ổn định. Gia đình chị là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Tòng Thị Thịnh cho biết: Trước đây, cuộc sống của gia đình khó khăn lắm. Mọi chi tiêu đều dựa cả vào 1.000m2 ruộng lúa nước, gần 1ha lúa nương và 1ha ngô, nhưng thường xuyên mất mùa do thời tiết không luận lợi hoặc bị sâu bệnh, chim, chuột phá hoại. Trong khi đó, chồng chị là cán bộ hợp đồng của xã, lương thấp (200 nghìn đồng/tháng) nên cũng chẳng đủ lo cho gia đình. Vì thế, hầu như quanh năm gia đình chị luôn trong tình trạng thiếu đói.

Quyết tâm vượt qua khó khăn, thoát khỏi đói nghèo, năm 2011, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cộng với số tiền vay mượn thêm từ bạn bè, người thân để đầu tư chuồng trại chăn nuôi gần 10 con lợn thịt kết hợp mua thêm máy xay xát phục vụ bà con để có thêm nguồn phụ phẩm phục vụ chăn nuôi. Nhờ chịu khó đầu tư, chăm sóc, chủ động phòng chống dịch bệnh, đàn vật nuôi của gia đình chị phát triển ổn định, ngay năm đầu tiên đã cho thu lãi gần 20 triệu đồng.

Thấy việc chăn nuôi không quá vất vả mà cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2012, chị tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống chuồng trại, nuôi thêm lợn giống và lợn nái. Thời kỳ cao điểm, gia đình chị nuôi gần 30 con lợn thịt. Ngoài ra, kết hợp chăn nuôi thêm bò sinh sản cùng hàng trăm con gia cầm các loại (ngan, gà, vịt…), đào thêm 500m2 ao nuôi cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Nhờ vậy, cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thành công trong việc chăn nuôi không chỉ giúp gia đình chị dần trả số nợ đã vay, mua thêm đất sản xuất, mua sắm máy móc và vật dụng cần thiết cho gia đình mà còn có nguồn thu nhập ổn định lên tới hơn 80 triệu đồng/năm. Gia đình chị trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã, được nhiều người dân trong bản, xã học tập làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Trên 20 tỉ đồng thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất cam xoàn Trên 20 tỉ đồng thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất cam xoàn

Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã dự thảo xong Đề án phát triển vùng sản xuất cam xoàn ở xã Phương Phú và được các sở, ngành tỉnh góp ý xong, đa phần đều thống nhất với nội dung dự thảo của đề án.

18/06/2015
Trái cây hè rộ mùa rớt giá Trái cây hè rộ mùa rớt giá

Các loại trái cây hè tại các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) đang vào mùa thu hoạch. Mới đầu mùa nhưng giá một số loại trái cây bán tại vườn giá 10 - 20% so với vài tháng trước. Điệp khúc “rộ mùa mất giá” lại tái diễn khiến các nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

18/06/2015
Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà

Dự án thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà đã được Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai vào năm 2014. Mục tiêu dự án là bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ theo tiêu chuẩn, hướng dẫn chăm sóc dừa mẹ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.

18/06/2015
Giá chuối giảm thấp, người dân lâm vào cảnh khó khăn Giá chuối giảm thấp, người dân lâm vào cảnh khó khăn

Thời tiết khô hạn khiến năng suất chuối đạt thấp, thêm vào đó giá chuối lại rớt thê thảm do hạn chế khối lượng xuất khẩu.

18/06/2015
Đầu tư vườn cây ăn trái Đầu tư vườn cây ăn trái

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Điểm sáng là vậy, song hiện tại với thực trạng “được mùa rớt giá” thường xảy ra khiến người dân lo lắng…

18/06/2015