Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc

Trước thông tin vướng mắc trong việc thu phí, lệ phí trong việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn, riêng phí lấy mẫu xét nghiệm thì theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn.
Theo báo cáo giải trình của Cục Thú y, thu phí kiểm dịch vận chuyển chỉ thu phí 1 loại phí kiểm tra lâm sàng đối với lợn trọng lượng từ 15kg trở xuống là 500 đồng/con, và lợn trên 15kg là 1.000 đồng/con.
Các Chi cục Thú y không tổ chức bấm thẻ tai lợn thịt và chỉ niêm phong phương tiện vận chuyển. Đối với lợn giống, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai trong quá trình nuôi, nên khi vận chuyển không tổ chức bấm thẻ tai và không thu phí thẻ tai.
Việc thu phí kiểm soát giết mổ lợn thực hiện theo Thông tư 04 và Thông tư 113 sửa đổi của Bộ Tài chính quy định. Mức thu phí phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ từ 100 con đến 200 con/ngày.
Việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ làm cơ sở công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện để chi trả cho việc chi phí xét nghiệm.
Hiện các cơ quan Thú y trên cả nước chỉ thu phí kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ chia ra 2 dòng thu đối với lợn thịt và lợn sữa và phí kiểm soát giết mổ theo 4 dòng thu theo công suất giết mổ.
Về thu phí xét nghiệm, chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 9 âm lịch, khi những cơn mưa trút xuống đồng ruộng, nhất là các vùng lúa trọng điểm của tỉnh ở các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, TP Tuy Hòa, mùa cá đồng lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tổng Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ tổ chức hội thảo "Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản".

Tính đến tháng 9 năm 2015, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển được 921 lồng cá (quy mô 90m3/lồng) tập trung tại sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, tăng 500 lồng so với năm 2014.

Tận dụng quy luật lên xuống của con nước, những người dân ven các sông, rạch ở Gò Công (Tiền Giang) đã phát triển nghề đăng lưới từ nhiều năm nay.

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh phía Bắc Hưng Yên xa xôi nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng.