Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc

Trước thông tin vướng mắc trong việc thu phí, lệ phí trong việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn, riêng phí lấy mẫu xét nghiệm thì theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn.
Theo báo cáo giải trình của Cục Thú y, thu phí kiểm dịch vận chuyển chỉ thu phí 1 loại phí kiểm tra lâm sàng đối với lợn trọng lượng từ 15kg trở xuống là 500 đồng/con, và lợn trên 15kg là 1.000 đồng/con.
Các Chi cục Thú y không tổ chức bấm thẻ tai lợn thịt và chỉ niêm phong phương tiện vận chuyển. Đối với lợn giống, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai trong quá trình nuôi, nên khi vận chuyển không tổ chức bấm thẻ tai và không thu phí thẻ tai.
Việc thu phí kiểm soát giết mổ lợn thực hiện theo Thông tư 04 và Thông tư 113 sửa đổi của Bộ Tài chính quy định. Mức thu phí phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ từ 100 con đến 200 con/ngày.
Việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ làm cơ sở công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện để chi trả cho việc chi phí xét nghiệm.
Hiện các cơ quan Thú y trên cả nước chỉ thu phí kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ chia ra 2 dòng thu đối với lợn thịt và lợn sữa và phí kiểm soát giết mổ theo 4 dòng thu theo công suất giết mổ.
Về thu phí xét nghiệm, chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó.
Có thể bạn quan tâm

Các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) tôm sang 2 thị trường EU và Nhật Bản cần kiểm soát chặt dư lượng kháng sinh Oxytetracycline trước khi XK để tránh bị trả về.

Theo đánh giá của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, có khoảng 50% lượng phân bón lưu hành ở nước ta bị làm giả. Tình trạng đáng báo động này hiện cũng đã lan rộng sang các mặt hàng thuốc thú y thủy sản.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.