Chi Phí Thu Hoạch Lúa Thu Đông Tăng Cao

Do giá thuê mướn máy móc và nhân công thu hoạch lúa tăng mạnh đã làm cho phi phí thu hoạch lúa thu đông 2014 tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ đang tăng cao.
Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.
Đối với diện tích lúa bị đổ ngã nhiều và có nền đất yếu hoặc do có diện tích nhỏ mà máy GĐLH không thể vào ruộng để thu hoạch lúa, nhà nông còn phải tốn nhiều chi phí hơn trong việc thu hoạch lúa. Nguyên nhân do hiện giá thuê mướn nhân công cắt lúa bằng tay đã ở mức 350.00-400.000 đồng/công lúa, thuê công vạn ở mức: 150.000-200.000 đồng/công lúa và suốt lúa 150.000 đồng/công, tính ra chi phí thu hoạch một công lúa ở mức 650.000-750.000 đồng.
Theo nhiều nông dân trồng lúa, do khó tìm nhân công thu hoạch lúa bằng tay nên giá thuê mướn tăng cao. Trong khi đó, nhiều ruộng lúa trong vụ thu đông này có nền đất yếu và bị sình lầy cũng làm chậm tốc độ thu hoạch lúa bằng máy và khiến máy móc máy tiêu tốn nhiều nhiên liệu cũng như dễ hỏng hóc, buộc các chủ máy GĐLH phải tăng giá.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…