Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ Trồng Táo Đạt Năng Suất Cao

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Chị Lệ được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng táo do Hợp tác xã nông nghiệp Trường Thọ phối hợp với Công ty Thái Việt Mỹ tổ chức. Chị áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc chăm sóc vườn táo, từ cách bón phân, tưới nước đến biện pháp phòng trừ ruồi vàng đục trái. Nhờ đất tốt, thời tiết thuận lợi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn táo của chị xanh tốt cho sản lượng mỗi năm 30 tấn trái. Với giá táo trung bình 6.000 đồng/kg, chị thu lợi nhuận trên 120 triệu đồng/năm. Bà con nông dân gần xa đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng táo của gia đình chị Lệ. Nhờ cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ có cuộc sống ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, việc chuyển giao tiến bộ KHKT giúp đồng bào các dân tộc ở đây từng bước làm quen với kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến được huyện Vân Canh đặc biệt quan tâm.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Với phương pháp sử dụng thuốc Bắc làm thức ăn trong chăn nuôi lợn, anh Đỗ Văn Chuyên (42 tuổi) ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đang từng bước xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, có uy tín, cho thu nhập mỗi năm lên đến trăm triệu đồng.

Với diện tích chỉ 5.000 m2, nhưng anh Nguyễn Thanh Hải ở làng hoa Thái Phiên (Lâm Đồng) thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa cúc kim cương.

Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.