Chi Lăng mùa na chín

Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, cây na dai Chi Lăng được bà con thôn Minh Khai, xã Chi Lăng lấy giống từ Hoài Đức (Hà Tây cũ) di thực đem trồng. Từ đó đến nay, cây na đã được bà con các dân tộc, thuộc bảy xã của huyện Chi Lăng dọc theo quốc lộ 1A, trồng ven trên những sườn núi đá vôi, thung lũng, diện tích không ngừng được mở rộng... trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Vi Văn Thuận cho biết: Năm nay, vùng na dai Chi Lăng được mùa na, tuy giá có giảm hơn so với năm trước, từ 10 - 20 nghìn đồng/kg, nhưng vẫn là cây có đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhiều hộ dân bán tại vườn trung bình từ 10, 15 đến 30 nghìn đồng/kg. Tại thôn Lăng Đồn, xã Chi Lăng, có 70 hộ dân, thì 100% các hộ đều có na bán, thu hoạch, trừ chi phí đầu tư, còn được lãi từ 30 - 100 triệu đồng trở lên. Xã Chi Lăng là vùng trọng điểm của cây na dai, có đến 80% số hộ dân có thu nhập chính từ cây na…
Đã gần một tháng nay, bà con ở các xã dọc theo quốc lộ 1A, như: thị trấn Đồng Mỏ, xã Chi Lăng, Quang Lang, thị trấn Chi Lăng… hầu như từ sáng đến tối, bà con đều tranh thủ thời gian thu hoạch na. Quả na khi hái về được đem đến các chợ tạm dọc theo quốc lộ 1A bán cho tư thương, đóng gói vận chuyển đến các chợ đầu mối.
Anh Vi Văn Dũng, ở thôn Lăng Đồn, phấn khởi nói: “Gia đình có hơn hai nghìn cây na dai, năm nay thu hơn 1,8 tấn quả, trừ chi phí đem lại thu nhập cho gia đình gần hai trăm triệu đồng. Vào vụ thu hoạch, các thương lái ở nhiều tỉnh thành trong nước và cả tư thương Trung Quốc sang đặt mua na nên bà con vui lắm… Cây na trồng đơn giản, chỉ sau ba năm đã cho quả, bà con nơi đây coi cây na như vàng đen do núi rừng ban tặng”.
Quả na dai Chi Lăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công bố quyết định và trao nhãn hiệu chứng nhận "Na Chi Lăng". Với lợi thế đó, cây na dai Chi Lăng đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, trở thành vùng sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh.
Người dân tự sáng chế tời đưa quả na từ trên núi đá vôi xuống…
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh xuống giống được 12.558ha mía, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, TX.Ngã Bảy, TP.Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện các ruộng mía đang ở độ tuổi từ 7-9 tháng, dự kiến trong tuần tháng 9 tới đây một số địa phương sẽ tiến hành thu hoạch.

Được biết, từ giữa tháng 7 đến nay, ngoài việc khẩn trương tiêm 500 liều vắc xin bao vây, khống chế dịch tại 2 xã bùng phát mầm bệnh thì cơ quan thú y huyện Duy Xuyên cũng tổ chức chích ngừa 600 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu bò ở 12 xã, thị trấn khác. Cạnh đó, đơn vị này còn chi viện cho chính quyền các địa phương hơn 200 lít hóa chất sát trùng để duy trì thường xuyên khâu phun tiêu độc trên phạm vi rộng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore và Ấn Độ. Lượng tiêu xuất khẩu trong tháng 7-2014 toàn quốc ước đạt 9.000 tấn, với giá trị 74 triệu USD, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng đầu năm lên 119.000 tấn, tương đương 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng, 42% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Với số tiền lãi từ việc nuôi hai con bò và 600 con vịt, ông quyết định mở rộng mô hình làm kinh tế VAC của mình. Theo phương châm “tích lũy từ ít thành nhiều” để làm kinh tế, hai vợ chồng ông đào ao nuôi cá, tận dụng trồng rau muống nước trên mặt ao để làm thức ăn cho heo, gà, vịt. Ông còn trồng cỏ quanh bờ ao cá.

Các nhà vườn cho biết, chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10-15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái. Bình quân một cây cho sản lượng trái từ 40-50 kg/năm. Theo tính toán, 1ha cam xoàn cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.