Chị Hiên Làm Giàu Từ Nuôi Lợn

Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.
Lập gia đình từ năm 20 tuổi, cuộc sống của vợ chồng anh chị càng khó khăn, vất vả hơn khi ra ở riêng chỉ có 500.000 đồng làm vốn. Tuy nhiên, sau khi được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chị Hiên quyết định chọn chăn nuôi lợn làm hướng phát triển kinh tế của gia đình.
Để có vốn, chị vay Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng thông qua ủy thác của Hội Phụ nữ để đầu tư xây dựng chuồng trại. Ban đầu, chị nuôi lợn sinh sản với quy mô nhỏ, từ 1 con nái dần dần nâng lên 3 - 4 nái theo hình thức cuốn chiếu. Nhờ vậy, số lượng lợn nuôi không ngừng tăng, bình quân duy trì ở mức 30 con, thời điểm cao nhất lên tới 60 - 70 con.
Mỗi năm, chị xuất chuồng 3 lứa; riêng năm 2012 bán 4 lứa, mỗi lứa trung bình gần 1 tấn, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 50 triệu đồng.
Theo chị Hiên, kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của chăn nuôi lợn, do vậy bà con cần chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ sách báo và những người xung quanh.
Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Hiên còn tích cực tham gia các phong trào do Hội Phụ nữ phát động, sẵn sàng giúp chị em về kinh nghiệm, kiến thức phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, bốn mùa mây phủ, khí hậu mát mẻ quanh năm, chè phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh túy của trời đất tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết đến lạ thường.