Chỉ hai Bộ, không quản nổi 5.000 loại phân bón

Ông Kiều Đình Thụ - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã phải thốt lên như vậy khi kết luận Hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam, thế giới và định hướng tái cơ cấu nền phân bón Việt Nam” tổ chức ngày 12.10.
Thị trường phân bón vẫn hỗn loạn, các DN sản xuất phân bón hiện cũng lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
Thị trường vẫn hỗn loạn, lỗi do quản lý
Thị trường phân bón vẫn hỗn loạn và rối như “canh hẹ” khi các cơ sở sản xuất phân bón không ngừng tăng lên và hiện đã chạm mốc 1.000, dù theo thống kê là vậy nhưng Hiệp hội Phân bón Việt Nam thừa nhận con số đó vẫn chưa sát với thực tế, bởi thực tế con số còn lớn hơn rất nhiều.
Xét về các loại phân bón, so sánh với Trung Quốc - một nước có số dân gấp gần 15 lần và diện tích gấp gần 30 lần Việt Nam thì số loại phân bón của Việt Nam lại gấp 50 lần Trung Quốc khi chúng ta sở hữu trên… 5.000 loại.
Các DN sản xuất phân bón hiện cũng lân vào cảnh khó khăn, Luật số 71, năm 2014 (về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế) ra đời, các DN không được khấu trừ thuế đầu vào nên chi phí sản xuất đội.
Ông Nguyễn Đức Ninh - Phó Tổng giám đốc Công ty Đạm Hà Bắc chia sẻ: “Do không được khấu trừ thuế đầu vào nên năm 2015 chi phí sản xuất tăng thêm 250 tỷ đồng, chi phí tăng, giá thành tăng, sản phẩm ứ đọng, tồn kho”.
Cùng chung hoàn cảnh, ông Phạm Quang Tuyến – Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho rằng: “Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm trong nước là sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập.
Sản phẩm phân bón nhập khẩu giảm 5% thuế giá trị gia tăng, họ có lợi thế về giá, dẫn đến sản xuất trong nước ứ đọng, không bán được hàng, mất thị trường”.
Trong buổi hội thảo nhiều đại biểu nhấn mạnh đến thị trường phân bón đang hỗn loạn, nhưng ông Kiều Đình Thụ lại có góc nhìn khác: “Đã là thị trường thì luôn luôn hỗn loạn nếu không có bàn tay của cơ quan quản lý.
Vì vậy để thị trường hỗn loạn trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý, công tác quản lý đang có nhiều vấn đề”.
Thực tế trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều nghị định về quản lý phân bón được ban hành, tiêu biểu như: Nghị định 113 (ban hành năm 2003), Nghị định sửa đổi số 191 (2007), Nghị định sửa đổi số 15 (2010) và mới đây nhất, năm 2014 là Nghị định sửa đổi số 202 về sản xuất kinh doanh phân bón.
Dù Nghị định 202 mới tròn “1 tuổi”, nhưng theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, khi ghi nhận ý kiến doanh nghiệp (DN) và địa phương về Nghị định này thì đang có tới 11 vấn đề bất cập từ công tác quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định, nhãn mác bao bì cho tới các tiêu chí và chế tài xử phạt hành chính…
Lãnh đạo địa phương “rất lơ mơ”
“Trong thời gian tới Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT sẽ có những cuộc họp bàn để công tác quản lý phối hợp chặt chẽ hơn, rà soát xem xét lại các cơ chế, nghị định, thông tư quản lý xem chỗ nào chưa phù hợp cần sửa đổi thuộc trách nhiệm của bộ thì bộ sẽ nhanh chống bổ sung sửa đổi, nếu thuộc trách nhiệm của Chính phủ, thì hai bộ sẽ có báo cáo vầ đề nghị Chính phủ xem xét”.
Ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương
Đánh giá về công tác quản lý ngành phân bón, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Các bộ ngành không thể đủ sức để phát hiện nơi này sản xuất phân bón giả, nơi kia làm kém chất lượng.
Chỉ có địa phương mới đi sâu đi sát và nắm rõ tình hình ở địa bàn mình”.
Ông Ma Quang Trung bức xúc: “Lãnh đạo các địa phương, các sở ngành hiện nay rất lơ mơ và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề quản lý phân bón.
Cán bộ địa phương không cập nhật thông tin, không nắm bắt những văn bản mới ban hành, các lãnh đạo sở địa phương làm việc lơ mơ dẫn tới quản lý có nhiều hạn chế”.
Đồng tình với nhận định đó, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng:
“Trên thị trường có khoảng 5.000 loại phân bón, số lượng này rất lớn, trong lúc đó nhân lực của chúng ta rất mỏng nên việc quản lý đang gặp nhiều khó khăn, để công tác quản lý có thể làm tốt thì vai trò và trách nhiệm của địa phương là rất lớn”.
Về vấn đề này ông Kiều Đình Thụ - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng:
“Chúng ta cần phải có mối liên kết chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Bộ Công an, cùng sự phối hợp giữa Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính và người nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây cây chanh thường được nông dân trồng xen chứ không ai trồng chuyên canh. Bởi chanh chẳng cho hiệu quả là mấy, bán giá thấp. Cho đến khi có người bạn chuyên bán giống cây trồng ở Bến Tre giới thiệu có giống chanh tàu chùm mới nhập về, thuyết phục mua nên ông Dũng mạnh tay mua về trồng thử trên đất phía sau nhà 2.000 gốc với giá lúc đó là 22.000 đồng/gốc

Ông Trần Văn Thọ - PGĐ Cty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết năm nay diễn biến thời tiết, khí hậu bất thuận, vụ đông xuân 2011 kéo dài hơn một tháng nên tình hình nước tưới chống hạn cho lúa vụ hè thu cũng hết sức căng thẳng

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.

Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công.

Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ