Chỉ Đạo Nuôi Tôm Nước Lợ Đầu Năm 2014

Ngày 11/02/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu đã ban hành Công văn số 84/SNN-CCN về việc chỉ đạo nuôi tôm nước lợ đầu năm 2014. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan cần phải phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Công văn số 74/TCTS-NTTS ngày 13/01/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc chỉ đạo việc nuôi tôm nước lợ năm 2014. Trong đó, tập trung phổ biến các khuyến cáo kỹ thuật của Tổng cục Thủy sản về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.
Theo đó, ao nuôi cần thiết kế có ống xi-phông ở giữa đáy ao để hằng ngày hút cặn bã hữu cơ ra khu xử lý nước thải. Không diệt tạp trong ao nuôi để tránh ảnh hưởng của hóa chất tồn lưu trong ao gây hại cho tôm nuôi. Lấy nước vào ao lắng có thả rô phi, cá vược để tiêu diệt các loại địch hại ấu trùng và cân bằng sinh học, sau đó lọc kỹ nước cho vào ao nuôi.
Tôm giống thả nuôi phải được chọn mua tại cơ sở uy tín (xếp loại A), có xuất xứ, đã được kiểm dịch, cỡ giống tôm sú PL15, tôm thẻ chân trắng PL12. Thực hiện ương/gièo thêm khoảng 1 tháng trong diện tích nhỏ, có mái che, hoặc có thể ương/gièo trong giai bằng vải bạt, đáy bằng lưới cước, có mái che đặt ngay trong ao nuôi, đáy giai cách đáy ao 20 cm, trong giai có đặt sục khí. Khi tôm đạt kích cỡ 500 - 600 con/kg có thể thả vào trong ao từ 20 - 30 con cá rô phi để hỗ trợ làm sạch môi trường và cân bằng sinh học.
Trong quá trình nuôi hạn chế sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, không sử dụng thuốc chữa bệnh, cần tăng cường quạt nước và lắp thêm hệ thống sục khí đáy ao nuôi, đảm bảo lượng ôxy hòa tan ≥ 5 mg/l.
Ngoài ra, cần kiểm soát chặt các yếu tố môi trường, đặc biệt mật độ vi khuẩn Vibrio, duy trì độ mặn 15 - 20‰; pH là 7,5 - 8,2; độ kiềm 120 - 160 mg/l. Bên cạnh đó, phải thường xuyên xi phông đáy ao: Trong tháng thứ nhất, cứ 5 - 7 ngày xi phông một lần. Khi tôm đã lớn, mỗi ngày xi phông một lần.
Đối với vùng nuôi tôm chân trắng trên ao không lót nền đáy, khuyến cáo các hộ thả nuôi với mật độ 60 - 80 con/m2, đặc biệt không nuôi tôm chân trắng trong vùng quảng canh, tôm lúa, tôm rừng mà chỉ nuôi tôm sú để phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay, toàn huyện có gần 400 ha cam Đường Canh và cam Vinh, tăng 20 ha so với năm trước; trong đó có hơn 200 ha cho thu hoạch, tập trung ở xã Thanh Hải, Tân Quang, Quý Sơn…