Chỉ Đạo Nuôi Tôm Nước Lợ Đầu Năm 2014

Ngày 11/02/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu đã ban hành Công văn số 84/SNN-CCN về việc chỉ đạo nuôi tôm nước lợ đầu năm 2014. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan cần phải phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Công văn số 74/TCTS-NTTS ngày 13/01/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc chỉ đạo việc nuôi tôm nước lợ năm 2014. Trong đó, tập trung phổ biến các khuyến cáo kỹ thuật của Tổng cục Thủy sản về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.
Theo đó, ao nuôi cần thiết kế có ống xi-phông ở giữa đáy ao để hằng ngày hút cặn bã hữu cơ ra khu xử lý nước thải. Không diệt tạp trong ao nuôi để tránh ảnh hưởng của hóa chất tồn lưu trong ao gây hại cho tôm nuôi. Lấy nước vào ao lắng có thả rô phi, cá vược để tiêu diệt các loại địch hại ấu trùng và cân bằng sinh học, sau đó lọc kỹ nước cho vào ao nuôi.
Tôm giống thả nuôi phải được chọn mua tại cơ sở uy tín (xếp loại A), có xuất xứ, đã được kiểm dịch, cỡ giống tôm sú PL15, tôm thẻ chân trắng PL12. Thực hiện ương/gièo thêm khoảng 1 tháng trong diện tích nhỏ, có mái che, hoặc có thể ương/gièo trong giai bằng vải bạt, đáy bằng lưới cước, có mái che đặt ngay trong ao nuôi, đáy giai cách đáy ao 20 cm, trong giai có đặt sục khí. Khi tôm đạt kích cỡ 500 - 600 con/kg có thể thả vào trong ao từ 20 - 30 con cá rô phi để hỗ trợ làm sạch môi trường và cân bằng sinh học.
Trong quá trình nuôi hạn chế sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, không sử dụng thuốc chữa bệnh, cần tăng cường quạt nước và lắp thêm hệ thống sục khí đáy ao nuôi, đảm bảo lượng ôxy hòa tan ≥ 5 mg/l.
Ngoài ra, cần kiểm soát chặt các yếu tố môi trường, đặc biệt mật độ vi khuẩn Vibrio, duy trì độ mặn 15 - 20‰; pH là 7,5 - 8,2; độ kiềm 120 - 160 mg/l. Bên cạnh đó, phải thường xuyên xi phông đáy ao: Trong tháng thứ nhất, cứ 5 - 7 ngày xi phông một lần. Khi tôm đã lớn, mỗi ngày xi phông một lần.
Đối với vùng nuôi tôm chân trắng trên ao không lót nền đáy, khuyến cáo các hộ thả nuôi với mật độ 60 - 80 con/m2, đặc biệt không nuôi tôm chân trắng trong vùng quảng canh, tôm lúa, tôm rừng mà chỉ nuôi tôm sú để phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thanh long là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 181 triệu USD, tăng 175 triệu USD so với năm 2003. Tuy vậy, nông dân trồng thanh long không hẳn “dễ thở” hơn trồng các loại cây khác mà vẫn thường xuyên gặp khó khăn vì giá bán không ổn định “lúc lên, lúc xuống”.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Lũ đem đến cho người dân ĐBSCL lượng lớn phù sa cùng nguồn cá, tôm phong phú. Tuy nhiên, cũng chính hành động đánh bắt thủy sản vô tội vạ của con người mà sản vật mùa nước nổi ngày một ít đi…

Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.