Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò

Xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đang bước vào những ngày chính vụ khai thác sò.
Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.
Toàn xã Chí Công hiện có gần 600 chiếc ghe thuyền, chủ yếu là thuyền chuyên ghề đi lặn hải sản và thuyền đi nghề giã, lưới rê, kéo đơn, câu đơn. Lượng sò cập bến ở xã Chí Công những ngày này có khi lên đến cả trăm tấn mỗi ngày. Sò, nghêu, ốc được các nậu vựa, doanh nghiệp chế biến hải sản ở địa phương thu mua, chế biến xuất khẩu và một phần tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng khắp trong và ngoài tỉnh.
Tiểu thương phân loại sò ngay trên bãi
Anh Trần Văn Liên (32 tuổi, thôn Hà Thủy, xã Chí Công) chủ ghe chuyên nghề lặn cho biết: “Ghe tôi có 10 lao động, những ngày này trung bình mỗi lần ra khơi lặn cũng được 3,4 - 4 tấn sò các loại, nhiều nhất vẫn là sò lông, sò điệp, sò quạt”.
Cân ký và thanh toán tiền thu mua sò tại chỗ
Chính vụ nên giá bán tại bãi sò cũng khá rẻ, khoảng 15.000 đồng/kg sò lông, 20.000 đồng/kg sò điệp, sò quạt… Sau một ngày lặn biển, trừ hết chi phí, bình quân mỗi ngư dân lặn biển ở đây thu nhập gần cả triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm nay, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) trồng gần 50ha rau, củ, quả các loại, trong đó có 2ha được trồng theo quy trình VietGAP. Việc trồng rau theo hướng VietGAP ngoài cung cấp cho người tiêu dùng rau sạch còn góp phần nâng cao thu nhập, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích luôn cao nhất cả nước, ổn định ở mức trên 3.000ha/năm. Khoai tây cũng được xác định là một trong 3 cây chủ lực trong vụ đông của Thái Bình, bên cạnh ngô, đậu tương.

Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.