Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò

Xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đang bước vào những ngày chính vụ khai thác sò.
Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.
Toàn xã Chí Công hiện có gần 600 chiếc ghe thuyền, chủ yếu là thuyền chuyên ghề đi lặn hải sản và thuyền đi nghề giã, lưới rê, kéo đơn, câu đơn. Lượng sò cập bến ở xã Chí Công những ngày này có khi lên đến cả trăm tấn mỗi ngày. Sò, nghêu, ốc được các nậu vựa, doanh nghiệp chế biến hải sản ở địa phương thu mua, chế biến xuất khẩu và một phần tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng khắp trong và ngoài tỉnh.
Tiểu thương phân loại sò ngay trên bãi
Anh Trần Văn Liên (32 tuổi, thôn Hà Thủy, xã Chí Công) chủ ghe chuyên nghề lặn cho biết: “Ghe tôi có 10 lao động, những ngày này trung bình mỗi lần ra khơi lặn cũng được 3,4 - 4 tấn sò các loại, nhiều nhất vẫn là sò lông, sò điệp, sò quạt”.
Cân ký và thanh toán tiền thu mua sò tại chỗ
Chính vụ nên giá bán tại bãi sò cũng khá rẻ, khoảng 15.000 đồng/kg sò lông, 20.000 đồng/kg sò điệp, sò quạt… Sau một ngày lặn biển, trừ hết chi phí, bình quân mỗi ngư dân lặn biển ở đây thu nhập gần cả triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.

Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Hằng năm vào mùa nắng, nước ở một số tuyến sông và trong vuông bị cạn kiệt, nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm tăng cao, tảo phát triển nhiều… sẽ gây ra một số bất lợi đối với tôm nuôi, làm thiệt hại về kinh tế. Người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau

Mấy tháng qua, ngư dân các huyện ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) luôn bội thu nguồn lợi từ thủy sản. Riêng ở xã Điền Hải (huyện Phong Điền), ngư dân liên tục thắng đậm cá dìa, đem về hàng trăm triệu đồng. Có được kết quả này là do địa phương đã triển khai tốt chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.