Chi 4,8 tỷ đồng nhập 80 heo giống siêu năng suất

Chia sẻ với VnExpress.net, ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, hiệp hội cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa có chuyến công tác tại 4 nước châu Âu là Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức để xúc tiến mua con giống Dambred nổi tiếng nhất thế giới về năng suất nhằm cải thiện thay thế dần đàn heo giống tại Việt Nam kém hiệu quả do thoái hóa gen.
Tại buổi làm việc, phía Đan Mạch và Bộ Nông nghiệp đã đàm phán xong về chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nhân sự quản lý trình độ cao và cung cấp con giống Dambred giữa 2 nước. Đặc biệt, cũng tại buổi họp này, lần đầu tiên hợp đồng ký kết nhập 80 con giống Dambred giữa Dambred International và Công ty cổ phần chăn nuôi Duy Cường đã được hoàn tất.
Lô heo giống có giá trị 200.000 Euro (hơn 4,8 tỷ đồng, chưa bao gồm phí nhập khẩu) sẽ về đến Việt Nam vào giữa tháng 6 qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Đây cũng là lô hàng nhập lớn nhất từ trước đến nay về giống heo này.
Trong quá trình nuôi và gây giống, toàn bộ số heo nái này sẽ được gắn chip điện tử để máy tính nhận diện, định lượng chính xác số lượng thức ăn, kiểm soát sức khỏe vật nuôi qua từng khẩu phần ăn được lập trình riêng cho mỗi con theo từng thể trạng thích hợp. Phương pháp này sẽ tạo ra sự đồng đều cao trong đàn, giúp cảnh báo sớm heo có dấu hiệu bệnh, sốt về máy tính trung tâm để xử lý kịp thời.
Lý giải cho việc nhập giống heo siêu năng suất này, ông Long cho hay, hiện nay heo giống của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, trong khi các quốc gia như Thái Lan, Malaysia… cũng đã nhập loại này.
Ưu điểm của con giống Dambred là tỷ lệ đẻ sai, thời gian nuôi ngắn ngày, nhanh lớn và tiết kiệm cám. Trung bình cứ 6 tháng là loại heo này sinh sản. Nếu giống heo thông thường của Việt Nam có tỷ lệ đẻ 25 con một năm thì loại này cho số lượng lên tới 35 con.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Các thị trường truyền thống, lợi thế trước đây bị đánh mất vào tay các nước xuất khẩu khác.

Theo các đại lý thu mua cau tại huyện Sơn Tây, giá cau tăng đột biến vì ngoài thị trường tiêu thụ truyền thống ở Trung Quốc thì năm nay cau còn được xuất sang Ấn Độ.

Xuất khẩu điều hiện đang rất khả quan, đến nay đã xuất khẩu được 215.000 tấn nhân điều các loại, kim ngạch 1,56 tỷ USD (tăng 9% về lượng và 22% về kim ngạch so với cùng kỳ).

Thời gian qua, giá cao su xuất khẩu liên tục sụt giảm, diễn biến thất thường, thậm chí có thời điểm rơi xuống dưới 30 triệu đồng/tấn, chưa bằng một phần tư giá năm 2011.