Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su

Đây là sản phẩm của anh Lê Thanh Bình, ở TP. Đông Hà (Quảng Trị). Với lợi thế là thợ cơ khí, sau nhiều tháng trời mài mò nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng anh Bình đã chế tạo thành công chiếc máy cạo mủ cao su.
Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li. Máy có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 25 cm, rộng 8 cm, trọng lượng khoảng 0,7 kg, phù hợp trong thao tác cũng như di chuyển. Tốc độ của máy cắt nhanh, ngọt nên không bít đường ống tiết mủ và lượng mủ tiết ra tăng 10 - 15% so với dao cạo mủ truyền thống.
"Cạo theo cách truyền thống, bà con thao tác còn chậm, khi cạo, đường cạo do phải đẩy đi đẩy lại nhiều lần làm tắc các mạch mủ, kết quả là năng suất không cao. Sử dụng máy cạo, năng suất mủ cao hơn nhiều so với cách cạo thủ công nhờ chế độ cắt ngọt và chỉ một lát cắt qua nên mạch mủ không bị tắc. Hơn nữa, chỉ cần ít thời gian thao tác là mọi người có thể cạo được mà không phải qua một lớp tập huấn dài ngày như cạo thủ công", anh Bình cho biết.
Xuất thân là con nhà nông, nên anh Bình thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người nông dân. Anh có ước mơ sáng chế được nhiều loại máy, đặc biệt trong lĩnh vực máy nông nghiệp để giúp bà con nông dân đỡ vất vả, cải thiện hiệu quả làm việc. Được biết, anh Bình đã mang máy cạo mủcao su đi tham gia giới thiệu tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế (2009 và 2010) và hội chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3, được Ban tổ chức đánh giá cao và trao giấy chứng nhận. Giá mỗi chiếc máy khoảng 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.