Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su

Đây là sản phẩm của anh Lê Thanh Bình, ở TP. Đông Hà (Quảng Trị). Với lợi thế là thợ cơ khí, sau nhiều tháng trời mài mò nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng anh Bình đã chế tạo thành công chiếc máy cạo mủ cao su.
Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li. Máy có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 25 cm, rộng 8 cm, trọng lượng khoảng 0,7 kg, phù hợp trong thao tác cũng như di chuyển. Tốc độ của máy cắt nhanh, ngọt nên không bít đường ống tiết mủ và lượng mủ tiết ra tăng 10 - 15% so với dao cạo mủ truyền thống.
"Cạo theo cách truyền thống, bà con thao tác còn chậm, khi cạo, đường cạo do phải đẩy đi đẩy lại nhiều lần làm tắc các mạch mủ, kết quả là năng suất không cao. Sử dụng máy cạo, năng suất mủ cao hơn nhiều so với cách cạo thủ công nhờ chế độ cắt ngọt và chỉ một lát cắt qua nên mạch mủ không bị tắc. Hơn nữa, chỉ cần ít thời gian thao tác là mọi người có thể cạo được mà không phải qua một lớp tập huấn dài ngày như cạo thủ công", anh Bình cho biết.
Xuất thân là con nhà nông, nên anh Bình thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người nông dân. Anh có ước mơ sáng chế được nhiều loại máy, đặc biệt trong lĩnh vực máy nông nghiệp để giúp bà con nông dân đỡ vất vả, cải thiện hiệu quả làm việc. Được biết, anh Bình đã mang máy cạo mủcao su đi tham gia giới thiệu tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế (2009 và 2010) và hội chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3, được Ban tổ chức đánh giá cao và trao giấy chứng nhận. Giá mỗi chiếc máy khoảng 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp đang hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn 40.000ha.

Ông Nguyễn Văn Dũng - cán bộ nông nghiệp xã Bình Hòa Phước (Long Hồ - Vĩnh Long) cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, nông dân trong xã đã đốn 250/504ha nhãn, chiếm gần 50% diện tích để chuyển sang trồng chôm chôm Java và chôm chôm Thái.

Từ giữa tháng 2 âm lịch, ngư dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu xuống giống ốc hương thương phẩm nuôi tại khu vực bãi Bờ Lồi và bãi Dinh (đảo Hòn Khô lớn, xã Nhơn Hải).

Thời điểm này, các vườn nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang trong giai đoạn ra nụ, hoa. Một số diện tích trà nhãn sớm bắt đầu đậu quả. Tuy nhiên, thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, đậu quả của cây nhãn.

Hiện nay, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã ngưng chết hàng loạt. Số lượng nghêu còn lại trên các bãi nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Giá nghêu thương phẩm taị bãi dao động ở mức 22.000 đồng/kg.