Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su

Đây là sản phẩm của anh Lê Thanh Bình, ở TP. Đông Hà (Quảng Trị). Với lợi thế là thợ cơ khí, sau nhiều tháng trời mài mò nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng anh Bình đã chế tạo thành công chiếc máy cạo mủ cao su.
Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li. Máy có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 25 cm, rộng 8 cm, trọng lượng khoảng 0,7 kg, phù hợp trong thao tác cũng như di chuyển. Tốc độ của máy cắt nhanh, ngọt nên không bít đường ống tiết mủ và lượng mủ tiết ra tăng 10 - 15% so với dao cạo mủ truyền thống.
"Cạo theo cách truyền thống, bà con thao tác còn chậm, khi cạo, đường cạo do phải đẩy đi đẩy lại nhiều lần làm tắc các mạch mủ, kết quả là năng suất không cao. Sử dụng máy cạo, năng suất mủ cao hơn nhiều so với cách cạo thủ công nhờ chế độ cắt ngọt và chỉ một lát cắt qua nên mạch mủ không bị tắc. Hơn nữa, chỉ cần ít thời gian thao tác là mọi người có thể cạo được mà không phải qua một lớp tập huấn dài ngày như cạo thủ công", anh Bình cho biết.
Xuất thân là con nhà nông, nên anh Bình thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người nông dân. Anh có ước mơ sáng chế được nhiều loại máy, đặc biệt trong lĩnh vực máy nông nghiệp để giúp bà con nông dân đỡ vất vả, cải thiện hiệu quả làm việc. Được biết, anh Bình đã mang máy cạo mủcao su đi tham gia giới thiệu tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế (2009 và 2010) và hội chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3, được Ban tổ chức đánh giá cao và trao giấy chứng nhận. Giá mỗi chiếc máy khoảng 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác đang gặp nhiều khó khăn khi XK ra thị trường thế giới, hợp đồng thu mua bị suy giảm, bị bạn hàng ép giá… thì hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, vững bước tiến sâu vào thị trường thế giới. Lần đầu tiên sau bao năm XK, lần đầu tiên tiêu đạt trên 1 tỷ USD.

Trước thông tin Thủ tướng đã đồng ý việc đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp đang chịu thuế giá trị gia trăng (VAT) từ 5% xuống đối tượng không chịu thuế, người chăn nuôi nhiều nơi rất vui vì chắc chắn giá TACN sẽ giảm. Tuy nhiên, sau đó họ cũng phải đối mặt với không ít nỗi lo...

Đó là nội dung chủ đạo được đặt ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng nay (26/9) tại Hà Nội.