Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Dây chuyền bóc, tách vỏ mắc ca và xấy khô gồm 3 loại máy, máy bóc vỏ ngoài (khi vừa thu hoạch), máy tách vỏ cứng và cuối cùng là máy sấy. Máy bóc vỏ ngoài quả mắc ca của ông Trị phù hợp với sản xuất hộ cá thể, mỗi giờ bóc được 300kg quả.
Kết cấu máy gồm trên cùng là thùng đựng quả mắc ca, khi đổ mắc ca vào thùng để bóc vỏ, bật cầu dao điện mô tơ sẽ chạy kéo theo guồng xoay bên trong hoạt động. Quả mắc ca từ trên thùng chảy xuống guồng xoay này sẽ gây tách lớp vỏ ngoài, sau đó cả vỏ và hạt cùng được đẩy ra bộ phận sàng, tách biệt lớp vỏ và hạt đi ra hai lối khác nhau.
Ông Trị cho biết, nhận thấy cây mắc ca thời gian gần đây bắt đầu được người dân đưa vào trồng đại trà, với quy mô ngày càng lớn, nên ông đã chế tạo ra loại máy này hỗ trợ người nông dân tỉnh nhà vào giai đoạn thu hoạch trái.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.

Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.

Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.

Chiều 3/11, đại diện lãnh đạo UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức đối thoại với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các dự án nạo vét tại vịnh Cam Ranh.

Ngày 02/11/2015, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” tại mô hình nông dân tham gia trong dự án.