Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Dây chuyền bóc, tách vỏ mắc ca và xấy khô gồm 3 loại máy, máy bóc vỏ ngoài (khi vừa thu hoạch), máy tách vỏ cứng và cuối cùng là máy sấy. Máy bóc vỏ ngoài quả mắc ca của ông Trị phù hợp với sản xuất hộ cá thể, mỗi giờ bóc được 300kg quả.
Kết cấu máy gồm trên cùng là thùng đựng quả mắc ca, khi đổ mắc ca vào thùng để bóc vỏ, bật cầu dao điện mô tơ sẽ chạy kéo theo guồng xoay bên trong hoạt động. Quả mắc ca từ trên thùng chảy xuống guồng xoay này sẽ gây tách lớp vỏ ngoài, sau đó cả vỏ và hạt cùng được đẩy ra bộ phận sàng, tách biệt lớp vỏ và hạt đi ra hai lối khác nhau.
Ông Trị cho biết, nhận thấy cây mắc ca thời gian gần đây bắt đầu được người dân đưa vào trồng đại trà, với quy mô ngày càng lớn, nên ông đã chế tạo ra loại máy này hỗ trợ người nông dân tỉnh nhà vào giai đoạn thu hoạch trái.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống cho vụ thu đông, cũng đang vào mùa mưa, với nhiều trận mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa. Tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL lưu ý bà con một số giải pháp để có thể bảo vệ vụ mùa thu đông và chuẩn bị tốt cho vụ mùa đông xuân.

Ông Lê Văn Tám ở thôn 1 xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có vụ thu hoạch bội thu, khi 2.000 gốc ổi cho lứa quả đầu tiên sau gần 2 năm nỗ lực chăm bón. Cứ hai ngày một lượt, khách hàng từ dưới phố lên chọn quả hái khoảng 300 kg. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán như vậy, ông có 1,8 triệu đồng.

Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.

Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.