Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm

Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm
Ngày đăng: 30/12/2011

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Tác dụng

- Những dòng vi sinh vật có ích trong Chế phẩm sinh học có khả năng sinh chất kháng khuẩn để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm như: vi khuẩn gây bệnh phát sáng, mòn đuôi rụng râu…

- Các vi sinh vật có trong Chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm… làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, hấp thu các khí độc như NH3, H2S..., cải thiện chất lượng nước, kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát triển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lợi.

Bên cạnh đó, những chủng vi sinh trong các Chế phẩm sinh học an toàn, không sinh độc tố hoặc gây (truyền) bệnh cho tôm và an toàn với môi trường sinh thái.

Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp tôm đạt năng suất cao

Một số lưu ý

- Sử dụng Chế phẩm sinh học phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bởi vì một số Chế phẩm sinh học cần có thời gian “kích hoạt” trước khi được đưa vào ao nuôi tôm. Chẳng hạn, sản phẩm phải được ngâm trong nước sạch, ở nhiệt độ nước thích hợp và trong một khoảng thời gian cụ thể… (tùy từng loại) trước khi sử dụng.

- Sử dụng đúng liều lượng/đơn vị diện tích (hoặc thể tích). Không dùng liều lượng cao hơn vừa không hiệu quả lại gây tốn kém.

Chế phẩm sinh học có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Pseudomonas, các vi khuẩn phân giải nitrate, nitrite, cellulose, men Saccharomyces, các chủng nấm, hoặc của nhiều enzym…

Các Chế phẩm sinh học có thể được dùng để xử lý nước, chất thải trong ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi

- Người nuôi tôm cần theo dõi chất lượng nước và tình trạng của tôm trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học.

- Không sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với thuốc kháng sinh, hóa chất trị bệnh cho tôm. Không dùng nhiều Chế phẩm sinh học cùng một thời điểm, sử dụng xen kẽ và cách nhau theo thời gian quy định.

- Nên sử dụng sản phẩm khi trời nắng (8-10h sáng).

- Với những sản phẩm trộn với thức ăn: không để thức ăn đã trộn với Chế phẩm sinh học quá lâu, bao bọc thức ăn bằng dầu trước khi cho tôm ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng.

Để xác định hiệu quả của Chế phẩm sinh học, người nuôi tôm cần đem xét nghiệm mẫu nước ao nuôi trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học, từ đó xác định mật độ sinh vật có lợi trong ao hoặc nồng độ các khí độc. Sau khi sử dụng Chế phẩm sinh học, xét nghiệm lại nước để đối chứng. Nếu mật độ vi sinh vật có lợi tăng cao, đồng thời nồng độ khí độc giảm thấp thì có thể dùng được chế phẩm này


Có thể bạn quan tâm

Gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 Gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 31/10/2015.

12/09/2015
Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời

Những năm gần đây, nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Khe Lời (xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương...

12/09/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen

Tháng 3-2014, từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, 20 hộ dân ở xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã mạnh dạn tham gia dự án “Mở rộng mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp”. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

12/09/2015
Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

12/09/2015
Cá đồng khan hiếm Cá đồng khan hiếm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

12/09/2015