Chế Biến Nhãn Sau Thu Hoạch Sử Dụng Phương Pháp Thủ Công

Khi vỏ quả nhãn chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng, từ dày, xù xì chuyển sang mỏng và nhẵn thì tiến hành thu hoạch. Sau đó chọn loại nhãn ngon, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước để làm long nhãn.
Nhúng cả chùm nhãn vào nước sôi 1- 2 phút, lấy ra phơi ngoài nắng từ 15 - 20 phút cho đến khi lắc nghe thấy có tiếng kêu lọc xọc là được. Sau đó bóc lấy cùi, rải một lớp mỏng lên nia, giần, sàng... và phơi tiếp 2-3 ngày cho cùi nhãn khô thêm. Khi thấy cùi nhãn lên màu cánh gián sẫm hay cầm tay không thấy dính là được.
Chú ý, khi phơi nhãn phải đảo, trộn nhiều lần để nhãn khô.
Sử dụng lò sấy
Có thể xây dựng lò sấy nhãn, song khâu điều khiển lửa phải đúng kỹ thuật, sao cho nhiệt độ không quá cao, cũng không quá thấp. Lửa đun với nhiệt độ khoảng 50 - 60oC là vừa, sấy trong khoảng thời gian 10 - 20 giờ.
Bảo quản sau chế biến
Long nhãn sau khi sấy hoặc phơi khô, để nguội hẳn rồi bảo quản trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc cất trong chum, vại, hòm...
Có thể bạn quan tâm

Nhãn sở dĩ thường gặp hiện tượng năm được năm mất mùa là bởi nhà vườn không biết cách chăm sóc phù hợp sau khi thu hoạch, nhất là sau một năm đặc biệt sai quả.

Nhãn, vải là một trong những cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không

Đây là cây nhãn đột biến từ giống nhãn long. Cây cho trái toàn hạt nhỏ như hồ tiêu (nhãn tiêu), thịt dầy, rất thơm ngon.

Cây nhãn có tên khoa học (Nephelium longana) và cây vải (litchi sinen sis) là cây ăn quả lâu năm cùng họ (Sapindaceae), có chế độ dinh dưỡng rất đặc thù.

Theo các chuyên gia nông học, muốn được mùa quả năm tới, cây nhãn, vải phải vượt qua 2 cửa ải là ra được đọt hoa và đậu được quả.