Cháy Hàng Cây Phát Lộc

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.
Theo quan niệm truyền thống, cây phát lộc là loại cây hội tụ đủ 5 yếu tố phong thủy. Phát lộc mang lại vận khí tốt, đem đến tài lộc cho gia chủ, rất thích hợp để trưng bày tại phòng khách, cửa ra vào, trang trí trên bàn làm việc hay làm quà biếu.
Bởi vậy, những sản phẩm làm từ cây phát lộc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ đầu tháng 9 âm lịch, người dân Minh Tân đã tập trung sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán.
Sản phẩm được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay là tháp phát lộc (thân cây phát lộc được cắt đoạn, ghép thành từng tầng, trông như những tòa tháp).
Theo ông Nguyễn Đăng Nghị - chủ một cơ sở sản xuất tháp phát lộc, nếu những năm trước gia đình ông phải bán đến giáp tết thì năm nay, lượng hàng đã bán hết hoặc đã có khách đặt mua. Hiện tại, ông chỉ làm hàng đã đặt trước, không có sản phẩm bán lẻ ra thị trường.
Sở dĩ phát lộc “cháy” hàng là do thời điểm hiện tại thời tiết lạnh, cây phát lộc khó sinh trưởng, hay bị vàng lá, thối thân.
Để làm được sản phẩm lục bình, nậm bình, tháp phát lộc… phục vụ Tết Nguyên đán, ngoài lượng cây được trồng tại địa phương, người dân còn phải sang Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ mua cây về làm hàng.
Theo đó, giá những sản phẩm làm từ cây phát lộc cũng tăng khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Xuân – người chuyên kinh doanh các sản phẩm từ cây phát lộc cho biết: “Cuối năm, lượng khách mua nhiều nên giá cả cũng tăng theo. Giá tháp phát lộc 5 tầng dao động từ 160.000 – 200.000đ/tháp, những tháp phát lộc từ 13 tầng đều có giá không dưới 2 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Việc các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia sản xuất lúa giống đã khắc phục phần nào tình trạng nhập lúa giống từ các tỉnh lân cận, giúp nông dân từng bước sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng năng suất cho nông dân.

Thời gian gần đây, chuối mốc tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được thu mua với giá từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Tuy giá chuối cao, nhưng nhiều thương lái trung gian tại địa phương chỉ mua với giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên người dân ít có lợi.

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đến thời điểm hiện nay là 7.735 ha. Trong đó, diện tích đang thả tôm nuôi trên 4.060 ha, chiếm 52,48% diện tích ao, đầm. Tập trung nhiều ở các huyện: Đầm Dơi 2.662 ha, Phú Tân 1.857 ha, Cái Nước 1.503 ha, TP Cà Mau 760 ha, Trần Văn Thời 583 ha.

Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết, vào dịp lễ sức mua tăng cao hơn nên lượng xoài tươi bán ra thị trường tăng khoảng 30% so với ngày thường. Tuy nhiên, giá mỗi loại xoài chỉ tăng khoảng 5%. Hiện giá xoài ba mùa mưa ở mức 3000-3.500 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc có giá từ 18.000-20.000 đồng/kg; xoài cát chua từ 7000-8000 đồng/kg.