Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cháy Hàng Cây Phát Lộc

Cháy Hàng Cây Phát Lộc
Ngày đăng: 30/12/2014

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.

Theo quan niệm truyền thống, cây phát lộc là loại cây hội tụ đủ 5 yếu tố phong thủy. Phát lộc mang lại vận khí tốt, đem đến tài lộc cho gia chủ, rất thích hợp để trưng bày tại phòng khách, cửa ra vào, trang trí trên bàn làm việc hay làm quà biếu.

Bởi vậy, những sản phẩm làm từ cây phát lộc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ đầu tháng 9 âm lịch, người dân Minh Tân đã tập trung sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán.

Sản phẩm được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay là tháp phát lộc (thân cây phát lộc được cắt đoạn, ghép thành từng tầng, trông như những tòa tháp).

Theo ông Nguyễn Đăng Nghị - chủ một cơ sở sản xuất tháp phát lộc, nếu những năm trước gia đình ông phải bán đến giáp tết thì năm nay, lượng hàng đã bán hết hoặc đã có khách đặt mua. Hiện tại, ông chỉ làm hàng đã đặt trước, không có sản phẩm bán lẻ ra thị trường.

Sở dĩ phát lộc “cháy” hàng là do thời điểm hiện tại thời tiết lạnh, cây phát lộc khó sinh trưởng, hay bị vàng lá, thối thân.

Để làm được sản phẩm lục bình, nậm bình, tháp phát lộc… phục vụ Tết Nguyên đán, ngoài lượng cây được trồng tại địa phương, người dân còn phải sang Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ mua cây về làm hàng.

Theo đó, giá những sản phẩm làm từ cây phát lộc cũng tăng khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Xuân – người chuyên kinh doanh các sản phẩm từ cây phát lộc cho biết: “Cuối năm, lượng khách mua nhiều nên giá cả cũng tăng theo. Giá tháp phát lộc 5 tầng dao động từ 160.000 – 200.000đ/tháp, những tháp phát lộc từ 13 tầng đều có giá không dưới 2 triệu đồng”.


Có thể bạn quan tâm

Phải ủng hộ các đại gia đầu tư, tạo đột phá cho ngành nông nghiệp Phải ủng hộ các đại gia đầu tư, tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.

19/11/2015
Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập

Trả lời thêm về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN…

19/11/2015
Giàu lên từ cá bớp lồng bè Giàu lên từ cá bớp lồng bè

Gần 2 năm nay, một số hộ dân Bình Đông, Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tận dụng thế mạnh khu vực biển phía sau bờ chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất (giáp cửa biển Sa Cần), phát triển nghề nuôi cá bớp trong lồng bè.

20/11/2015
Hòa Bình mùa cam Cao Phong - mùa thu tiền tỷ Hòa Bình mùa cam Cao Phong - mùa thu tiền tỷ

Đã chục năm nay, cam Cao Phong (Hòa Bình) nức tiếng cả nước giúp hàng trăm nông dân nơi đây kiếm tiền tỷ. Nhà bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm.

20/11/2015
Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó

“Nói rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn… méo mó”. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

20/11/2015