Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chạy đua nhập bò

Chạy đua nhập bò
Ngày đăng: 11/05/2015

Việc nhập khẩu với tốc độ tăng chóng mặt trong thời gian qua khiến giá bò Úc ngày càng “sốt” gây khó khăn không nhỏ cho DN nhập khẩu. Và cuộc chiến bò Úc vẫn đang tiếp diễn từ khâu nhập khẩu đến việc chạy đua tìm đầu ra cho sản phẩm.

* Nhập ồ ạt, đầu vào “sốt” giá

Tại hội nghị trực tuyến do Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tổ chức vào đầu tháng 4 về nội dung hội nhập của ngành nông nghiệp, đại diện Công ty cổ phần giống bò thịt, sữa Yên Phú (tỉnh Ninh Bình), lo lắng cho biết: “Năm 2014, rất nhiều DN tham gia nhập khẩu bò Úc thịt nên chỉ trong thời gian ngắn, bò Úc thịt tăng thêm từ 30 - 40%. Bò Úc hiện đang chiếm ưu thế độc quyền tại thị trường Việt Nam và đó là nguyên nhân khiến giá mặt hàng này không ngừng tăng cao khiến DN nhập khẩu đang trong tình trạng cầm cự, thậm chí thua lỗ”.

Bà Trương Thị Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Trung Đồng, cũng cho rằng giá bò Úc hiện nay đã tăng gần gấp đôi so với lô hàng đầu tiên DN nhập về vào năm 2012, dù nguồn cung bò Úc vẫn rất dồi dào, tuy nhiên đơn vị vẫn tập trung phát triển dòng sản phẩm này. Cụ thể, Trung Đồng vừa đầu tư mở thêm chi nhánh 2 tại Hà Nội với sản lượng 5 - 6 ngàn con/tháng. Đây sẽ là đầu mối phân phối thịt bò Úc của DN cho các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

Lợi thế của Trung Đồng là đầu tư dây chuyền khép kín từ nhập khẩu đến giết mổ, phân phối thịt tươi vào hệ thống các nhà hàng, quán ăn, chợ, siêu thị. Tại khu vực thành thị, Công ty TNHH một thành viên Sơn Thủy Hà (huyện Cẩm Mỹ) lại đầu tư trang trại chăn nuôi với hình thức nhập khẩu bò về vỗ béo rồi cung cấp ra thị trường. Đối tượng khách hàng chính của công ty này là các lò mổ tư nhân. Theo đó, thịt bò Úc dễ dàng len lỏi về tận các chợ quê chứ không chỉ là sản phẩm độc quyền của các khu vực đô thị như trước.

* Cuộc đua bò ngoại trên sân nội

Cuộc đua cạnh tranh để tăng thị phần tiêu thụ bò Úc tại thị trường nội địa giữa các DN cũng ngày càng quyết liệt. Người tiêu dùng quan tâm đến mặt hàng thịt bò Úc chỉ cần một cú “click” chuột sẽ có hàng chục trang bán hàng phân phối sản phẩm này. Một số DN còn tổ chức dịch vụ giao hàng tận nhà trong nội ô các thành phố lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa...

Ngoài thịt bò tươi, có DN bắt đầu đưa ra thị trường bò viên, giò bò, xúc xích bò Úc kèm theo thịt bò nhập khẩu khẳng định sẽ thay thế thịt bò nội với nhiều ưu thế về chất lượng lẫn giá bán.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, một khách mua thịt bò tại siêu thị Co.opMart Biên Hòa, nhận xét: “Bây giờ ra ngõ là có thể mua được bò ngoại. Từ các quán ăn đến những trang bán hàng trên mạng đều giới thiệu tràn lan thịt bò Mỹ, bò Nhật... Hiện tôi chỉ cần gọi điện đặt từ 3kg trở lên là có công ty nhận dịch vụ giao bò Úc tận nhà. Dịch vụ tốt, giá cả cũng không quá chênh lệch với thịt nội nên gia đình tôi vẫn thường mua bò ngoại”.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, chủ trang trại có đàn bò thịt hơn 300 con tại huyện Xuân Lộc, chia sẻ do giống bò cỏ của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng con giống kém nên sau này trang trại nhập bò giống từ Thái Lan về chăn thả, có trang trại nhập bò đã lớn về vỗ béo một thời gian rồi xuất chuồng để nhanh thu hồi vốn.

Theo ông Cảnh: “Tôi cũng đang chuyển đổi từ nuôi thả sang hình thức nuôi bán công nghiệp, nhốt trong chuồng trại, tăng cường khẩu phần thức ăn tinh để tăng năng suất vì nuôi bò cho lợi nhuận ngày càng cao, lại ít rủi ro về dịch bệnh. Nông dân mong nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách trong việc nhập khẩu bò giống chất lượng cao để cải thiện chất lượng con giống, tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước”.

Ông Phùng Khôi Phục, Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, đơn vị đang triển khai việc nhập giống bò sữa từ Úc về, cho biết tuy nhu cầu nhập con giống bò sữa của Việt Nam từ Úc có tăng nhưng giá con giống hầu như không biến động, nguồn cung dồi dào. Đơn vị đang đầu tư trang trại và các cơ sở vật chất tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), liên kết với nông dân thực hiện chương trình nuôi bò sữa nông hộ.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp con giống chất lượng cao; chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, nhất là trong khâu thụ tinh nhân tạo để nông dân tự nhân đàn bò sữa. Đây sẽ là vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa của doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

18/07/2014
Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

18/07/2014
Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

05/12/2014
Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

18/07/2014
Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014