Châu Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò

Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu của tỉnh bước đầu đem lại hiệu qủa kinh tế đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Anh Huỳnh Tấn Phát là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò ở xã Khánh Hòa - huyện Châu Phú. Hiện nay, cây bắp đang giai đoạn thu hoạch, năng suất đạt bình quân 300 kg/công. Ngoài trái bắp non thu hoạch được Công ty Antesco thu mua theo hợp đồng, thân bắp anh xây nhuyễn dùng để cho bò ăn.
Anh Huỳnh Tấn Phát - xã Khánh Hòa - huyện Châu Phú cho biết: Đàn bò 20 con của anh, nhờ lượng bắp này đã không phải tốn thức ăn khác. Đây là mô hình được anh Huỳnh Tấn Phát rất tâm đắc, vì không phải bấp bênh về giá cả, lại còn được hỗ trợ giống…
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo chuỗi liên kết tiêu thụ rau màu được triển khai trên địa bàn huyện Châu Phú từ tháng 7/2014, bước đầu đã vận động xuống giống được 2,55 ha, với 9 hộ tham gia, tập trung ở các xã: Khánh Hòa, thị trấn Cái Dầu và Mỹ Đức, trong đó xã Khánh Hòa có diện tích nhiều nhất, với 1,75ha.
Hiện nay, các xã đã thu hoạch được 542 kg, năng suất đạt 319kg/công. Với giá ký hợp đồng bao tiêu 7.674đ/kg, nông dân thu lợi nhuận trên 2,4 triệu đồng/công.
Ông Nguyễn Văn Hiền – Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Châu Phú nhấn mạnh: Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo tận dụng được thân và vỏ bắp sau thu hoạch cho bò ăn là mô hình mới đang được triển khai trên địa bàn huyện Châu Phú, nhằm xây dựng vùng nguyên liêu rau qủa phục vụ cho Nhà máy rau qủa Bình Long của Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau qủa của tỉnh do Công ty cổ phần rau qủa thực phẩm An Giang thực hiện.
Để nhân rộng diện tích trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Châu Phú, hiện nay Công ty Antesco đang phối hợp với ngành nông nghiệp huyện, tổ chức hội thảo hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp thu trái non cho bà con nông dân tại các xã thực hiện thí điểm mô hình.
Với những lợi thế về thỗ nhưỡng, có vùng nguyên liêu và nhu cầu mở rộng tổng đàn bò trên địa bàn huyện Châu Phú, mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo chuỗi liên kết tiêu thụ rau màu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân một cách bền vững, đồng thời giải quyết được bài toán bấp bênh về giá của nông sản.
Hiện nay, ngoài mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ đậu nành rau, đậu bắp nhật, thì mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt hiệu qủa trên địa bàn huyện Châu Phú. Mô hình đang được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương có lợi thế trồng bắp non trên địa bàn huyện Châu Phú.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.