Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất vàng ô cấm dùng trong chăn nuôi nguy hiểm thế nào

Chất vàng ô cấm dùng trong chăn nuôi nguy hiểm thế nào
Ngày đăng: 20/11/2015

Ngày 16.11, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT YELLOW 1, VAT YELLOW 2, VAT YELLOW 3, VAT YELLOW 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm.

Chất cấm vàng ô bị phát hiện tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương).

Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư ban hành danh mục kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

Thông tư này sẽ bãi bỏ quy định sử dụng kháng sinh, hóa dược trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25.12.2009 và Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25.6.2012 của Bộ NNPTNT.

Theo đó, có 16 loại kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu dùng để kích thích sinh trưởng và phòng cầu trùng (bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lớn của gia cầm).

Thông tư cũng quy định rõ hàm lượng sử dụng kháng sinh và thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Trước đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sau khi nhận được công văn của Thanh tra Bộ NNPTNT đã có văn bản trả lời cụ thể về chất vàng ô.

Theo đó, bản chất của chất vàng ô (VAT YELLOW) là tên gọi một nhóm hóa chất được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giấy và công nghiêp dệt (nhuộm màu vàng sợi nhân tạo, vải, len, cotton...).

Các chất thuộc nhóm vàng ô thường tồn tại ở dạng tinh thể, có ánh kim, màu từ vàng nhạt đến vàng nâu.

Ngoài ra, một số chất thuộc nhóm này còn có thể thấy ở dạng dung dịch đặc nhớt màu vàng.

Các chất vàng ô có độ tan ở nước kém nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, thường được sử dụng như một chất tạo màu công nghiệp.

Tồn dư các chất vàng ô trong các sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Về bản chất hóa học, các chất vàng ô thuộc nhóm anthraquinone - một trong những chất hóa học có tiềm năng gây ung thư ở động vật.

Các triệu chứng đã được ghi nhận trên người khi bị nhiễm các anthraquinone bao gồm: nôn, tiêu chảy, tổn thương gan, thận gây hôn mê.

Tại vùng ra bị phơi nhiễm trực tiếp với các anthraquinone, độ kích ứng quan sát được có thể ở mức từ nhẹ đến trung bình như: sưng, phồng rộp, tấy đỏ và đau; đặc biệt ở những tế bào niêm mạc miệng, mũi và mắt.

Nếu hít phải những chất này có thể gây khó thở.

Bởi vậy, những chất vàng ô ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng nếu phơi nhiễm kéo dài.


Có thể bạn quan tâm

Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn

Niên vụ cà phê 2014 – 2015 đã kết thúc, tuy nhiên “dư âm” của đợt giảm giá sâu cuối vụ đang tác động xấu đến thị truờng cà phê niên vụ mới.

09/10/2015
Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh

Hiện nay, huyện Cai Lậy có trên 14.000 ha vườn trồng cây ăn quả các loại, hàng năm cho sản lượng trái cây trên 235.000 tấn, là một trong những địa phương có tiềm năng cây ăn quả lớn của tỉnh Tiền Giang.

09/10/2015
Nông dân trúng mùa nhãn Nông dân trúng mùa nhãn

Phường 12, TP.Vũng Tàu hiện có 30ha trồng nhãn của 15 hộ. Ước tính, sản lượng thu hoạch từ vụ chính năm nay của toàn phường hơn 60 tấn, trong đó chủ yếu là nhãn xuồng cơm vàng.

09/10/2015
Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên

Những năm qua, mô hình trồng chanh đào ở xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) cho sản lượng và giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với gieo cấy lúa.

09/10/2015
Phát huy lợi thế vườn cây ăn trái đặc sản Phát huy lợi thế vườn cây ăn trái đặc sản

Xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hiện có hơn 650 hộ trồng bưởi với gần 400 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 310 ha.

09/10/2015