Chất vàng ô cấm dùng trong chăn nuôi nguy hiểm thế nào

Ngày 16.11, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT YELLOW 1, VAT YELLOW 2, VAT YELLOW 3, VAT YELLOW 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm.
Chất cấm vàng ô bị phát hiện tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương).
Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư ban hành danh mục kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Thông tư này sẽ bãi bỏ quy định sử dụng kháng sinh, hóa dược trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25.12.2009 và Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25.6.2012 của Bộ NNPTNT.
Theo đó, có 16 loại kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu dùng để kích thích sinh trưởng và phòng cầu trùng (bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lớn của gia cầm).
Thông tư cũng quy định rõ hàm lượng sử dụng kháng sinh và thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Trước đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sau khi nhận được công văn của Thanh tra Bộ NNPTNT đã có văn bản trả lời cụ thể về chất vàng ô.
Theo đó, bản chất của chất vàng ô (VAT YELLOW) là tên gọi một nhóm hóa chất được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giấy và công nghiêp dệt (nhuộm màu vàng sợi nhân tạo, vải, len, cotton...).
Các chất thuộc nhóm vàng ô thường tồn tại ở dạng tinh thể, có ánh kim, màu từ vàng nhạt đến vàng nâu.
Ngoài ra, một số chất thuộc nhóm này còn có thể thấy ở dạng dung dịch đặc nhớt màu vàng.
Các chất vàng ô có độ tan ở nước kém nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, thường được sử dụng như một chất tạo màu công nghiệp.
Tồn dư các chất vàng ô trong các sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Về bản chất hóa học, các chất vàng ô thuộc nhóm anthraquinone - một trong những chất hóa học có tiềm năng gây ung thư ở động vật.
Các triệu chứng đã được ghi nhận trên người khi bị nhiễm các anthraquinone bao gồm: nôn, tiêu chảy, tổn thương gan, thận gây hôn mê.
Tại vùng ra bị phơi nhiễm trực tiếp với các anthraquinone, độ kích ứng quan sát được có thể ở mức từ nhẹ đến trung bình như: sưng, phồng rộp, tấy đỏ và đau; đặc biệt ở những tế bào niêm mạc miệng, mũi và mắt.
Nếu hít phải những chất này có thể gây khó thở.
Bởi vậy, những chất vàng ô ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng nếu phơi nhiễm kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Rửa sạch lớp đất đen của khoai tây Trung Quốc, sau đó phủ một lớp đất hồng phấn của Đà Lạt lên, giá khoai tây Trung Quốc lập tức tăng gấp 3 đến 4 lần.

Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.

Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.