Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất tạo nạc Salbutamol nguy hiểm như thế nào

Chất tạo nạc Salbutamol nguy hiểm như thế nào
Ngày đăng: 29/09/2015

Các đợt kiểm tra cho thấy, chất tạo nạc được sử dụng trong chăn nuôi bị phát hiện chủ yếu là Salbutamol - một trong 3 chất thuộc nhóm beta-agonist, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002.

Hệ lụy nó gây ra vô cùng nghiêm trọng không chỉ đối với người tiêu dùng, mà còn đối với cả người chăn nuôi.

Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu, Salbutamol là chất đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.

Các xét nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác hại nghiêm trọng đối với người tiêu dùng thực phẩm tồn dư Salbutamol.

Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Salbutamol được dùng để điều trị một số bệnh như: suy tim, hen suyễn, bệnh phổi mãn tính...

Theo quy định, loại thuốc này phải được quản lý nghiêm ngặt từ khâu bào chế đến khâu lưu thông.

Tuy nhiên, tại các chợ thuốc, bất kỳ ai cũng có thể mua Salbutamol với số lượng không hạn chế và không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư Salbutamol một thời gian dài, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú , suy yếu hệ thống miễn dịch...

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chưa kiểm soát được Salbutamol lưu thông tự do trên thị trường hiện nay, cần kiểm soát thịt heo bằng hàng rào kỹ thuật tương tự như giấy kiểm định thú y để tránh hệ lụy về sức khỏe cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Hoa Lài Nghịch Vụ Cho Hiệu Quả Cao Xử Lý Hoa Lài Nghịch Vụ Cho Hiệu Quả Cao

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

04/07/2013
Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

05/07/2013
Cây Dong Riềng Trên Đồng Đất Bắc Kạn Cây Dong Riềng Trên Đồng Đất Bắc Kạn

Năm nay là vụ thứ 3 tỉnh Bắc Kạn đưa dong riềng vào cơ cấu cây trồng mũi nhọn với quy mô đại trà, nhờ đó diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng lên tới gần 3.000ha, trong khi kế hoạch năm 2013 mới chỉ là 2.100ha. Sản lượng củ dong năm nay ước đạt 193.000 tấn.

05/07/2013
Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Ếch Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Ếch

Nhờ chịu khó, ham học hỏi, anh Lê Thành Đô, ở ấp 8, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi ếch thịt và ếch giống.

05/07/2013
Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.

05/07/2013