Chất tạo nạc cho heo chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.
Ngày 26-8, tại buổi họp bàn về công tác tuyên truyền liên quan việc sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi do Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM tổ chức, ông Đào Văn Lừng, vụ trưởng - trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM, khẳng định cần thiết phải xử lý hình sự người mua bán chất cấm trong chăn nuôi.
Theo ông Lừng: “Mua bán chất cấm - chất giết người - mà chưa xử lý hình sự được là một điều hết sức vô lý, là bất cập trong pháp luật”.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.
Ông Bình cũng lưu ý hiện tượng nhiều người mua những con heo lớn, nặng khoảng 100kg, đã đến tuổi xuất chuồng của các công ty có uy tín về nuôi, sử dụng các chất kích thích, chất tạo nạc để thúc heo trong thời gian ngắn tăng lên 130kg, thậm chí có con lên đến 200kg để giả thịt bò nhằm thu lợi nhuận.
Theo ông Bình, pháp luật VN đã cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vì tác hại của nó nhưng mức xử phạt hành chính rất thấp (khoảng 15 triệu đồng/trại/lần), không đủ sức răn đe. Do đó ông Bình đề xuất cần phải có biện pháp xử lý hình sự đối với cả hành vi mua bán các chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.

Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.

Qua nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã định hình là vùng sản xuất hồ tiêu tập trung lớn nhất của tỉnh. Hiện tại, để cây hồ tiêu có “tên tuổi” trên thị trường trong nước và quốc tế, địa phương đang tích cực bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu.

Những năm gần đây, nhận thấy cây đậu phụng rất phù hợp trên chân đất cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất.

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.