Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất Lượng Tôm Giống Vàng Thau Lẫn Lộn

Chất Lượng Tôm Giống Vàng Thau Lẫn Lộn
Ngày đăng: 31/07/2014

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

Tuy bước vào vụ nuôi mới nhưng nỗi lo thường trực của ngư dân đó là con giống. Do con giống không đảm bảo chất lượng, nên sau khi thả nuôi khoảng 10 ngày tôm chết và lây lan trên diện rộng. Trong khi đó, các trại sản xuất và cung ứng giống không có trách nhiệm, còn người nuôi thua lỗ, nợ ngân hàng. Vòng luẩn quẩn vụ nuôi mới, nỗi lo cũ không biết đến bao giờ mới dứt.

Tôm chết không biết kêu ai

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thủy sản tương đối lớn, với gần 6.400 ha, tăng 4,3% so với năm 2013; trong đó, hơn 4.300 ha nuôi chuyên tôm và tôm xen ghép. Mỗi năm nhu cầu giống tôm thẻ chân trắng 1,5 tỷ con và tôm sú là 200 triệu con giống.

Mặc dù, nhu cầu giống cao nhưng nguồn giống cung ứng tại chỗ đối với tôm sú chỉ đáp ứng 20%, còn tôm thẻ chân trắng thì người dân mua qua các công ty và nguồn giống trôi nổi ở các tỉnh phía Nam. Thực tế cho thấy, một phần tôm giống sản xuất trong tỉnh chưa đảm bảo chất lượng, nguồn tôm giống nhập về cũng khó kiểm soát một cách chặt chẽ về chất lượng.

Người nuôi trồng thủy sản rất băn khoăn về chất lượng con giống, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của vụ tôm.

Ông Nguyễn Văn Cảm, Giám đốc Kế hoạch và Phát triển kinh doanh lĩnh vực thủy sản, Công ty cổ phẩn chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: “Mặc dù, nhu cầu giống của người nuôi thì lớn nhưng đơn vị chuyên cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền (Phong Điền) chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.

Công ty bán tôm giống có bao bì, nhãn mác đàng hoàng, nhưng khi công ty bán giống cho người nuôi là không có cam kết, giống là “bất thành văn”, giống bắt ra khỏi trại là người nuôi chịu hoàn toàn trách nhiệm”.

Hộ nuôi tôm Nguyễn Văn Nhuệ, ở xã Phong Hải (Phong Điền) bức xúc, mỗi khi bước vào vụ nuôi, điều mà bà con chúng tôi lo lắng nhất là mua tôm giống ở đâu để đảm bảo chất lượng. Hiện nay, ở địa phương có khoảng gần 100 công ty chào bán về tôm giống, nhưng bà con không tin tưởng lắm bởi nhiều lần mua giống về thả nuôi sau 10 ngày tôm chết không biết kêu ai.

Khó phân biệt tốt, xấu

Thực tế, phần lớn ở các trại sản xuất giống không có chứng nhận chuyên môn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống không đăng ký đảm bảo vệ sinh môi trường, không công bố chất lượng hàng hóa nhưng vẫn vô tư tồn tại.

Việc kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn, quản lý điều kiện kinh doanh giống chưa được quan tâm đúng mức nên ý thức chấp hành của người dân chưa cao.

Hiện nay, thị trường tôm giống chưa được bảo hộ nên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít cơ sở sản xuất tôm giống sạch nhưng vẫn “ì ạch” vì đầu ra không ổn định.

Nhiều người nuôi tôm sẵn sàng chọn mua tôm giống đảm bảo chất lượng với giá cao hơn bình thường; các nhà sản xuất tôm giống chân chính cũng sẵn sàng đầu tư để sản xuất giống sạch với điều kiện giá phải phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, hai đối tượng này ít có cơ hội gặp nhau, bởi người nuôi rất khó xác định đâu là tôm giống sạch, trong khi một số đối tượng sản xuất, kinh doanh giống lại thường dùng chiêu bài giống sạch để lừa người nuôi. Số cơ sở làm ăn chân chính, đầu tư lớn để nâng cấp chất lượng thường xuyên bị lợi dụng nhãn hiệu, bao bì, bị cạnh tranh về giá nên rất khó đứng vững trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Cảm cho hay Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam mua giống từ Mỹ về Thái Lan thuần giống tránh hiện tượng cận huyết sau đó mới đưa về Việt Nam cho sinh sản. Với sự đầu tư bài bản, công phu như vậy nên tôm giống của công ty bán ra với giá 90 đồng/con post 12, cao hơn so với giá thị trường khoảng 5 đến 10 đồng/con.

Tuy nhiên, tôm giống chất lượng là điều quan trọng nhất chứ với giá hơn nhau không mấy. Khi tôi hỏi, thế anh có khẳng định nguồn giống của công ty mình đảm bảo chất lượng 100% không, thì vị này không dám khẳng định (!?)

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết, bây giờ chất lượng tôm giống thì vàng thau lẫn lộn, họ bán tôm ở bể có giấy kiểm dịch hẳn hoi nhưng khi bán cho người nuôi thì lại bắt ở bể tôm kém chất lượng, không có kiểm dịch. Biết vậy, nhưng khi người dân mua giống về thả nuôi không kiểm soát xuể do lực lượng cán bộ chi cục quá mỏng.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Hà (Lào Cai) thu hơn 250 tấn lá atisô tươi Bắc Hà (Lào Cai) thu hơn 250 tấn lá atisô tươi

Vụ atisô năm 2015 nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu 250,8 tấn lá atisô tươi.

13/08/2015
Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Trồng màu trên đất bờ bao nuôi tôm được nhiều nông dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thực hiện hiệu quả, góp phần tăng nâng cao đời sống; Tuy nhiên bà con đang gặp khó về đầu ra vì hiện nay ở các xã vùng Tôm - Lúa của huyện, vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân.

13/08/2015
Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.

13/08/2015
Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa) Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa)

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

13/08/2015
Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

13/08/2015