Chất Lượng Thấp, Mật Ong Vào Mỹ Giá Không Cao

Giá mật ong của các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ ở mức trung bình 2,48 đô la Mỹ/kg, thấp hơn nhiều so với giá của các quốc gia khác bán mật ong vào thị trường này.
Tiến sĩ Phùng Hữu Chính, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ong Miền núi, cho biết dù tính theo số lượng, Việt Nam chiếm thị phần lớn thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu mật ong vào Mỹ nhưng giá thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Cụ thể, giá mật ong bình quân xuất khẩu vào Mỹ của Canada lên đến 4,61 đô la Mỹ/kg, tiếp đến Brazil ở mức 3,31 đô la Mỹ/kg Argentina 3,28 đô la Mỹ/kg, giá các nước khác xuất khẩu vào Mỹ vào khoảng 3,99 đô la Mỹ/kg cao hơn nhiều so Việt Nam là 2,48 đô la Mỹ/kg.
Lý do khiến giá mật ong của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ở mức thấp, theo ông Chính, là do chất lượng mật ong của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia khác. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm mật ong của các doanh nghiệp không đồng đều. Doanh nghiệp xuất khẩu mật ong vẫn chưa tuân thủ và cải tiến các quy trình đảm bảo chất lượng mà các nhà nhập khẩu đưa ra.
Trong khoảng hai năm tới thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với mật ong Trung Quốc chắc chắn được dỡ bỏ, như vậy mật ong Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với mật ong giá rẻ của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Theo ông Chính, các công ty xuất khẩu mật ong và người nuôi ong cần chú ý đến chất lượng của mật để nâng giá xuất khẩu. Để có lợi thế xuất khẩu và Mỹ, EU cũng như các thị trường khác, doanh nghiệp nên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để được cấp Chứng chỉ Nguồn mật ong thực (True source).
Chứng chỉ Nguồn mật ong thực ™ được người nuôi ong Mỹ và lãnh đạo ngành công nghiệp ong mật, bao gồm cả Hiệp hội sản xuất mật ong và Hội Người nuôi ong của Mỹ phát động, hướng đến việc cung cấp việc truy xuất nguồn gốc từ thùng ong đến bàn ăn, giúp đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm của mật ong được sử dụng tại Mỹ. Doanh nghiệp có thể tìm thông tin về chứng chỉ này tại http://www.truesourcehoney.com.
Năm 2013 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu trên 30.000 tấn mật ong vào Mỹ, đạt kim ngạch 75,66 triệu đô la. Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong trong năm 2013 của Việt Nam ước đạt 85 triệu đô la Mỹ, tương đương 34.000 tấn mật ong. Ngoài thị trường Mỹ, Việt Nam còn xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Đông, Nhật Bản, EU và một số nước châu Á khác.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.