Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập

Trong đó, có 5 loại cây chủ lực là bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, măng cụt. Hiện có trên 258 ha cây ăn trái tại Bến Tre được chứng nhận GAP, chủ yếu là chôm chôm và bưởi da xanh.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai khá hiệu quả mô hình “liên kết 4 nhà” trên cây chôm chôm với 300 ha tại H.Chợ Lách, 500 ha nhãn tại H.Bình Đại.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, nhờ ưu thế về khí hậu và lượng phù sa thường xuyên bồi đắp đã giúp Bến Tre trở thành một trái cây xanh tốt quanh năm.
Mạng lưới thông tin ngày càng mở rộng giúp nông dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn manh mún; thiếu diện tích chuyên canh lớn, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; thiếu thông tin thị trường khiến việc tiêu thụ trái cây không ổn định, ẩn chứa nhiều rủi ro…
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm chính là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ trái cây gặp khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật), đã lấy việc xuất khẩu chôm chôm của Bến Tre qua Mỹ làm minh chứng.
Theo ông, Thái Lan đã mở được cửa xuất khẩu chôm chôm vào Mỹ trước Việt Nam khoảng 7 - 8 năm.
“Nhưng năm 2011, khi chấp nhận thực hiện đúng quy trình kiểm dịch gắt gao của thị trường Mỹ, mặc dù chôm chôm Việt Nam có giá cao hơn Thái Lan, đối tác vẫn chấp nhận để từ đó cho đến nay chôm chôm Việt Nam xuất đi Mỹ đạt bình quân 300 tấn/năm.
Rõ ràng, để trái cây hội nhập được với thế giới thì phải tôn trọng các tiêu chuẩn ràng buộc của thị trường, trong đó mấu chốt vẫn là chất lượng của sản phẩm”, tiến sĩ Đạt nói.
Có thể bạn quan tâm

Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

VASEP cho rằng cá hồi đông lạnh chủ yếu được NK về để phục vụ gia công xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Mặt hàng cá hồi hiện nay ở Việt Nam chưa phải là sản phẩm đã sản xuất được ở cấp độ hàng hóa, việc NK không mang tính cạnh tranh với sản xuất trong nước. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức thuế NK với cá hồi về 0% nhằm phong phú nguồn nguyên liệu chế biến gia công XK thủy sản.

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất trên các vùng đất khác nhau nhằm phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là năng suất cây trồng giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác, sâu bệnh phát sinh gây hại tràn lan, chất lượng sản phẩm kém, tính cạnh tranh thấp. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do nguồn giống không đảm bảo, chưa qua kiểm dịch thực vật.