Chất lượng cây nhãn, na vùng cải tạo được đánh giá cao

Dự hội nghị có đại diện Viện nghiên cứu rau, quả Trung ương; một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng và các hộ dân tham gia dự án.
Dự án có tổng kinh phí thực hiện hơn 4,6 tỷ đồng, quy mô thực hiện trên địa bàn 17 thôn thuộc 2 xã Phong Niên và Xuân Quang. Sau 2 năm triển khai, Dự án đã có 484 hộ/17 thôn tham gia. Trong đó, xã Phong Niên có 219 hộ/12 thôn, xã Xuân Quang có 265 hộ/5 thôn. Các hộ dân tham gia đều được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt ghép và tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác. Dự án đã hỗ trợ 23.515 cành mắt ghép nhãn phục vụ ghép cải tạo 3.175 cây và 6.579 cây nhãn trồng thay thế nhãn đã già cỗi hơn 25 năm tuổi trên diện tích 130 ha; thực hiện trồng mới 74.670 cây na trên diện tích 90 ha, đạt 100% kế hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, yếu tố lao động, khả năng chăm sóc của các hộ dân đã có một số diện tích cây bị ảnh hưởng như: Chết cả cây, chết mắt ghép hay cây sinh trưởng kém. Số cây nhãn sinh trưởng, phát triển bình thường đối với nhãn ghép cải tạo là 1.157/3.175 cây, chiếm 36.4%; nhãn trồng thay thế là 4.575/6.597 cây, chiếm 69,3%. Số cây na sinh trưởng phát triển bình thường là 46.156/74.670 cây, chiếm 61,8%. Một số cây nhãn ghép cải tạo thuộc dự án đã bói quả, chất lượng quả tương đối to, đẹp, vị ngọt đậm được các chuyên gia đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng - lạnh” như Trung Quốc

Thị trường lúa gạo năm 2015 trong tình trạng cảnh báo giá gạo châu Á có thể sẽ tăng bởi El Nino làm giảm sản lượng và lượng tồn trữ khổng lồ đang giảm dần.

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.