Chất lượng cây nhãn, na vùng cải tạo được đánh giá cao

Dự hội nghị có đại diện Viện nghiên cứu rau, quả Trung ương; một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng và các hộ dân tham gia dự án.
Dự án có tổng kinh phí thực hiện hơn 4,6 tỷ đồng, quy mô thực hiện trên địa bàn 17 thôn thuộc 2 xã Phong Niên và Xuân Quang. Sau 2 năm triển khai, Dự án đã có 484 hộ/17 thôn tham gia. Trong đó, xã Phong Niên có 219 hộ/12 thôn, xã Xuân Quang có 265 hộ/5 thôn. Các hộ dân tham gia đều được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt ghép và tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác. Dự án đã hỗ trợ 23.515 cành mắt ghép nhãn phục vụ ghép cải tạo 3.175 cây và 6.579 cây nhãn trồng thay thế nhãn đã già cỗi hơn 25 năm tuổi trên diện tích 130 ha; thực hiện trồng mới 74.670 cây na trên diện tích 90 ha, đạt 100% kế hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, yếu tố lao động, khả năng chăm sóc của các hộ dân đã có một số diện tích cây bị ảnh hưởng như: Chết cả cây, chết mắt ghép hay cây sinh trưởng kém. Số cây nhãn sinh trưởng, phát triển bình thường đối với nhãn ghép cải tạo là 1.157/3.175 cây, chiếm 36.4%; nhãn trồng thay thế là 4.575/6.597 cây, chiếm 69,3%. Số cây na sinh trưởng phát triển bình thường là 46.156/74.670 cây, chiếm 61,8%. Một số cây nhãn ghép cải tạo thuộc dự án đã bói quả, chất lượng quả tương đối to, đẹp, vị ngọt đậm được các chuyên gia đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.