Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất cấm và thịt ngoại

Chất cấm và thịt ngoại
Ngày đăng: 26/11/2015

Không chỉ ở bài toán chi phí chăn nuôi mà chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ quyết định sự thành bại trong cuộc đua giành thị trường này.

Và sản phẩm chăn nuôi nội địa đang ở thế yếu với nhiều tai tiếng về mặt chất lượng, nhất là tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, như: chất tạo nạc ở heo, chất làm vàng da gà…

* Mối nguy chất cấm

Với tổng đàn đạt gần 1,6 triệu con, Đồng Nai đang đứng đầu cả nước về sản lượng heo.

Việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh dù chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ nhưng đã gây hại không nhỏ cho cả ngành chăn nuôi của địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước.

Năm 2012, ngành chăn nuôi Đồng Nai đã từng điêu đứng vì thông tin thịt heo nhiễm chất tạo nạc.

Tuy thực tế tỷ lệ vi phạm thấp, nhưng do các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa thông tin gây hoang mang khiến người tiêu dùng quay lưng với thịt heo.

Giá heo hơi đang từ 50 - 52 ngàn đồng/kg rớt xuống còn 37 - 38 ngàn đồng/kg.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, ước thiệt hại mà thông tin về chất cấm gây ra cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong năm 2012 là gần 3 ngàn tỷ đồng và còn để lại hệ lụy khá lâu.

Riêng Đồng Nai bị thiệt hại gần 500 tỷ đồng.

Chi cục Thú y Đồng Nai tăng cường kiểm tra vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sẽ xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đã có bài học trước mắt, nhưng gần đây dư luận lại xôn xao thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với mức độ vi phạm ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn.

Bà Nguyễn Thị An, chủ một trang trại chăn nuôi tại huyện Vĩnh Cửu, lo lắng: “Thời điểm báo chí đưa thông tin heo nhiễm chất tạo nạc, heo trong trang trại tôi đã quá lứa nhưng vẫn chưa xuất chuồng được; giá heo có dấu hiệu giảm, nhất là tình trạng thương lái lợi dụng cơ hội này để ép giá.

Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng xử lý thật nặng để những vi phạm này không tiếp tục tái diễn, gây thiệt hại khôn lường cho cả ngành chăn nuôi”.

PGS. TS Lã Văn Kính, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Đông Nam bộ - người đầu tiên về Đồng Nai khuyến cáo người chăn nuôi không sử dụng chất cấm, nhận xét: “Sử dụng chất cấm dù vô tình hay cố ý cũng là đang gây ra tội ác lớn, bởi không chỉ đầu độc người tiêu dùng mà còn đầu độc chính bản thân, con cháu mình.

Thực tế sử dụng chất cấm, người chăn nuôi không có lợi mà chỉ làm lợi cho một số ít thương lái bất chấp mọi thủ đoạn để có lợi nhuận cao.

Người tiêu dùng trong nước sẽ quay lưng lại với thịt nội, khi ấy ngành chăn nuôi sẽ tự đẩy mình rơi xuống vực nếu tình trạng dùng chất cấm không được ngăn chặn kịp thời”.

* Cạnh tranh khốc liệt

Trước tình trạng một vài trường hợp vi phạm mà cả ngành chăn nuôi phải lao đao, hàng trăm người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đã ký cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi heo và sẽ tố giác cơ sở sử dụng chất cấm.

Việc phát huy vai trò của cộng đồng trong thay đổi nhận thức sản xuất an toàn; trong giám sát, tố cáo những đối tượng vi phạm trong sử dụng chất cấm cũng được cho là giải pháp hữu hiệu để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước.

Vì nếu không thay đổi, sản phẩm chăn nuôi nội địa sẽ thua ngay trên sân nhà khi người tiêu dùng quay sang lựa chọn thịt ngoại đang tràn vào thị trường nội địa.

Theo ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho thấy từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm liên tục thua lỗ vì không cạnh tranh lại được thịt ngoại giá rẻ.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, các trang trại chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản và gây hệ lụy rất lớn.

Nguyên nhân khiến gà Việt Nam yếu thế trong cạnh tranh với gà Mỹ về giá là do chăn nuôi trong nước còn manh mún, nhỏ lẻ.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác tác động, như: lãi suất ngân hàng còn cao; yếu về khâu con giống; thiếu chính sách, cơ chế ưu đãi phát triển chăn nuôi; chăn nuôi trong nước hầu như không được bảo hộ vì thiếu hàng rào kỹ thuật kiểm soát..

Trong khi sản phẩm nông nghiệp Việt Nam liên tục bị các nước kiện bán phá giá, thì trong nước chưa có trường hợp nào chống bán phá giá với nông sản nhập.

Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ đã chính thức kiện các doanh nghiệp Mỹ bán phá giá gà tại thị trường Việt Nam.

Hiện hiệp hội đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để đưa vụ việc ra tòa.

PGS. TS Lã Văn Kính nói: “Mới đây, tôi đã đề nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn nên tăng mức xử phạt hành chính với các trang trại, cơ sở dùng chất cấm từ 5 - 15 triệu đồng/trại lên 100 triệu đồng/trại.

Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng phải chuyển qua xử lý hình sự, những trường hợp phát hiện tái phạm buộc ngưng chăn nuôi.

Xử phạt nặng, quản lý chặt sẽ dẹp được việc lén lút dùng chất cấm”.

Nhằm xây dựng uy tín chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh, đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm xây dựng chuỗi liên kết. .. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh có 139 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích trên 15. 674 hécta.

Thời gian qua, tỉnh đã tập trung tìm giải pháp để giải gỡ quy hoạch “treo” cho các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung bằng việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung.

Kết quả, qua 5 năm thực hiện (2011 - 2015), toàn bộ 139 vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung đã được đầu tư gần 227km đường giao thông, đạt gần 35% so với quy hoạch đã phê duyệt; xây dựng được trên 290km đường điện, đạt gần 49% so với quy hoạch đã phê duyệt.

Qua đó, các chủ trang trại đầu tư ngày càng tăng.

Cụ thể, năm 2009, toàn tỉnh có 1. 626 trang trại, trong đó có 200 trang trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi.

Đến tháng 9-2015, toàn tỉnh có 2. 044 trang trại, trong đó có 523 trang trại trong vùng quy hoạch.


Có thể bạn quan tâm

BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn

Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.

06/11/2012
Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

08/11/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

10/11/2012
Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

10/11/2012