Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nuôi yến trong nhà

Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 1036 m2, tổng vốn đầu tư 2,7 tỉ đồng, quy mô 10.000 con chim yến và sản lượng thu hoạch từ cây nông nghiệp (cây chùm ngây, đinh lăng, bụp giấm...) là 1.550 kg/năm.
Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2016, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nuôi chim yến và rau dược liệu sạch tại địa phương;
Từng bước xây dựng thương hiệu Yến sào Bình Định thành một trong những thương hiệu Việt Nam hướng đến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

Tính đến nay, diện tích nuôi thủy sản được thu hoạch khoảng 1.003 ha, tăng 6,0% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 567 ha, tăng 7,0% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch là 132 ngàn tấn, tăng 6,5%, trong đó sản lượng cá tra 110 ngàn tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ.